(ANTV) - Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng ta đều nhớ về một chiến thắng vĩ đại của dân tộc, ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông liền một dải ngày 30/4/1975. Trong dòng chảy lịch sử đó, có những đóng góp lớn lao của lực lượng Công an, trực tiếp tham gia chi viện cho chiến trường miền Nam. Không chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu, mà họ còn đảm nhiệm vai trò quan trọng trong công tác dân vận, diệt ác, phá thế bao vây của địch.
Những ngày này, Đại tá Nguyễn Huy Can thường nhớ về những kỷ niệm của hơn 50 năm trước, khi ông cùng đồng đội nhận nhiệm vụ tăng cường An ninh cho tỉnh Bình Định. Hồi đó, đơn vị ông được phân xuống vùng có địch hoạt động là huyện Tuy Phước, An Nhơn và huyện Phù Cát. Nhiệm vụ là nắm tình hình của địch, tổ chức phát động nhân dân tham gia phong trào chung “phá ấp chiến lược, phá kèm” và diệt bọn ác ôn, phá những cuộc cảnh sát xã.
Đại tá Nguyễn Huy Can, nguyên Phó Giám đốc Công an Bình Định, nguyên Cục trưởng Cục Kho vận chia sẻ: Lực lượng an ninh tham gia rất nhiều trận đánh, các cuộc cảnh sát xã của Băng Châu, Đập Đá, nắm bắt mật báo viên của địch, phân loại nó ra, loại nào là mật báo viên chính thức, loại nào là mật báo viên 2 mang. Ban đêm kẹt thì mình chui vào hầm bí mật, tối mình phát động nhân dân, rất nhiều khó khăn bởi vì tổ công tác người ta mới nắm được đường, khu vực nào ác ôn địch kẹp nhất là mình phải xông vào.
Từ năm 1972 đến sát ngày giải phóng, bằng sự mưu trí và lòng quả cảm, Đại tá Nguyễn Huy Can cùng đồng đội và các lực lượng cách mạng đã mở thêm được nhiều vùng giải phóng, bóc gỡ những tay sai nguy hiểm, phá tan các kế hoạch kìm kẹp, bao vây của địch, tạo điều kiện cho quân ta tiến công thuận lợi.
Đại tá Nguyễn Huy Can cho biết thêm: Tháng 2 tháng 3 năm 1975 tôi vẫn hoạt động ở vùng cơ sở của địch, nắm lại tình hình, nắm lại Nghị quyết để chuẩn bị phân công nhau mấy nhiệm vụ, nếu giải phóng thì lực lượng nào là lực lượng vũ trang để đánh địch, lực lượng nào gặp cơ sở, lực lượng thứ ba phải tiếp thu ngay, nắm lại nơi nào để hồ sơ của địch, nơi nào vũ khí, bắt thằng đầu trò là thằng nào, lúc đó tư tưởng luôn sôi động để sẵn sàng đánh tấp vào giải phóng.
Còn với Đại tá Nguyễn Ích Trung, năm nay đã 94 tuổi, dù phải chịu nhiều di chứng của chiến tranh, nhưng khi nhắc nhớ về những năm tháng gian khổ, hào hùng, ông kể lại với chúng tôi vẫn như câu chuyện vừa mới diễn ra.
Đại tá Nguyễn Ích Trung, cán bộ An ninh chi viện cho chiến trường miền Nam chia sẻ: Tháng 10/1967 thì triệu tập vào Học viện An ninh học tập, cuối tháng 10 đi, hai tháng mười ngày vào tới Quảng Nam. Tôi cũng là đội phó của đội 14 cán bộ chiến sĩ, cả người địa phương, cả ở miền Bắc tri viện vào. Tất cả những nhà mà trong 2 xã ta quản lý, chúng tôi đi hết trong vòng hai tháng khoảng 400 nhà, để tìm hiểu chất lượng quần chúng trong vùng tranh chấp, nhằm mục đích xây dựng cơ sở.
Nhiệm vụ quan trọng của Đại tá Nguyễn Ích Trung ngày đó là xây dựng chính quyền cơ sở, vận động những đối tượng đi lính ngụy quay trở về với gia đình, từ đó làm suy yếu quân địch. Với ông, ngoài sự khéo léo trong vận dụng nghiệp vụ, thì cần phải tạo được niềm tin với nhân dân.
Đại tá Nguyễn Ích Trung, cán bộ An ninh chi viện cho chiến trường miền Nam cho biết: Phải nắm vững chủ trương của Đảng và Chính phủ đối với lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, và chỗ nào khoan hồng, chỗ nào trừng trị thì mình đề xuất. Trước tiên vận động quần chúng xem trong số nó còn ở lại thì tên nào là ác ôn, bên ngoài bình thường nhưng nó cài bí mật vào, như vậy phải dựa vào quần chúng, nhưng lúc bấy giờ người dân sợ trả thù, nhưng chúng tôi động viên các vị cứ yên tâm, chúng tôi thu thập để có chính sách đối với từng đối tượng chứ không phải thu thập để bắt họ.
Câu chuyện của Đại tá Nguyễn Ích Trung và Đại tá Nguyễn Huy Can không chỉ là những trang sử đầy tự hào, mà còn là lời nhắc nhở thế hệ hôm nay về giá trị của độc lập, tự do, về tinh thần cống hiến vì nhân dân, vì đất nước. Trong những ngày tháng tư lịch sử này, những ký ức ấy đang và sẽ tiếp tục được kể lại, để thế hệ mai sau hiểu rằng: Có những con người đã từng hy sinh cả tuổi thanh xuân để đổi lấy ngày hôm nay tươi đẹp./.
(ANTV) - Lào Cai - vùng đất biên cương với những bước chuyển mình trong cải cách thủ tục hành chính, trong đó, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp, một loại giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý đang được Công an tỉnh Lào Cai triển khai với nhiều đổi mới tích cực.
(ANTV) - Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước. Để tiếp tục khẳng định và thể hiện truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta. Sáng ngày 24/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025 đã họp xét, duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(ANTV) - Sáng ngày 24/4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Hoàn thiện khung lý luận bộ chỉ số an ninh, an toàn quốc gia. Thượng tướng TS Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chính phủ xây dựng bộ chỉ số an ninh, an toàn quốc gia chủ trì Hội thảo.
(ANTV) - Tiếp tục nội dung Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đã thẩm tra chính thức dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
(ANTV) - Chiều ngày 24/4, tại xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ trao tặng nhà, bàn giao kinh phí hỗ trợ và tổ chức phát động 70 ngày cao điểm ra quân hoàn thành Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Tham dự chương trình có đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Giàng Páo Mỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tình ủy Tỉnh Lai Châu, đại diện các cơ quan thuộc tỉnh Lai Châu, cùng một số đơn vị tài trợ.
(ANTV) - Ngày 25/4 là ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét. Tại Việt Nam, trong năm qua, hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, cả nước có 48 tỉnh đã được công nhận loại trừ sốt rét trong năm 2025.
(ANTV) - Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa chữa ngay hệ thống cầu treo trên toàn quốc; Khởi công tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước 31/12/2026; Từ tháng 5/2025, bến xe Hà Nội ưu đãi 10% giá vé cho sinh viên...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Luật Đặc xá năm 2018 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện được đề nghị đặc xá, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, thành phần, địa vị xã hội. Do vậy, tất cả các trường hợp đủ điều kiện đều được xem xét đề nghị đặc xá, không phân biệt quốc tịch. Đối với nhiều phạm nhân nước ngoài, niềm vui chờ ngày đặc xá một lần nữa cho họ cảm nhận rõ chính sách khoan hồng của Nhà nước Việt Nam.
(ANTV) - Gần 80 năm qua, lịch sử lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam không chỉ được ghi bằng những chiến công, mà còn khắc sâu bởi biết bao máu, mồ hôi và nước mắt của những người chiến sĩ thầm lặng.
(ANTV) - Dưới cái nắng chói chang của những ngày cuối tháng tư, khu vực bến Bạch Đằng vẫn thu hút đông đảo người dân TP. HCM đến tham quan, chiêm ngưỡng 15 khẩu pháo được bố trí phục vụ lễ diễu binh, diễu hành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.