(ANTV) - Cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, dự án Luật Căn cước do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã được nhiều đại biểu đánh giá cao đối với những quy định tiến bộ được bổ sung, cũng như sự cần thiết phải ban hành luật này.
Dự thảo luật gồm 7 Chương, 46 Điều, trong đó sửa đổi 39 Điều và bổ sung mới 7 Điều so với Luật CCCD năm 2014.
Đây văn bản pháp lý quan trọng trong quản lý dân cư, đồng thời cũng sẽ tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. Trong quá trình xây dựng dự án luật, Bộ Công an cũng đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, chỉnh lý, đảm bảo chất lượng dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp tới, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.
Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023, Chính phủ đã thống nhất đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước và giao Bộ Công an trình Quốc Hội xem xét dự án luật. Việc lược bỏ từ “công dân” trong tên Luật được đánh giá là thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước với mục đích là định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi tên gọi của Luật sẽ không tạo ra những tác động lớn. Trong đó ý kiến của các chuyên gia cũng cho rằng, với việc bổ sung quy định liên quan đến người gốc Việt Nam trong dự án Luật, thì việc điều chỉnh lại tên gọi thành Luật căn cước, lại càng mang tính phù hợp.
Hiện theo thống kê, ở nước ta có trên 31.110 người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch. Vì vậy, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung 1 điều trong dự thảo luật căn cước về quản lý người gốc Việt Nam. Theo đó những trường hợp này sẽ được cấp số định danh và giấy chứng nhận căn cước. Đây sẽ là giấy tờ tùy thân, có giá trị chứng minh khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên cơ sở điều chỉnh tên gọi của Luật, Bộ Công an cũng đề xuất việc thay đổi tên gọi của thẻ, từ Thẻ CCCD chuyến sang Thẻ căn cước. Việc đổi tên này sẽ không làm phát sinh chi phí, thủ tục cho người dân khi các loại thẻ vẫn còn hiệu lực sử dụng.
Quy định này sẽ không tác động đến địa vị pháp lý về quốc tịch của công dân. Đồng thời bảo đảm tính phổ quát, cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các nước trong khu vực và thế giới khi cùng chấp nhận 1 loại giấy tờ là căn cước.
Hiện Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ Công an đã thu thập, cập nhập được hơn 104 triệu thông tin công dân trên cả nước. Đã có trên 85 triệu thẻ CCCD gắn chip được cấp cho công dân đủ điều kiện. Trong mỗi tấm thẻ căn cước công dân này, hiện đang được lưu trữ 19 trường thông tin cơ bản của công dân. Đây là những trường dữ liệu giúp người dân thay thế các loại giấy tờ khi làm thủ tục hành chính.
Tuy nhiên để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu cải cách, mục tiêu chuyển đổi số, dự thảo Luật Căn cước đã đề xuất nâng thông tin công dân cần thu thập, cập nhập lên thành 24 nhóm thông tin dữ liệu. Ví dụ như bổ sung thông tin về nhóm máu, địa chỉ thư điện tử. Các thông tin này sẽ được cập nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, và nhiều ý kiến đánh giá, việc bổ sung các dữ liệu này là cần thiết.
Việc xây dựng dự án Luật Căn cước là cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành luật CCCD năm 2014. Những điểm mới được bổ sung trong dự án Luật Căn cước đã được nghiên cứu và đánh giá tác động trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện nay.
Dự án Luật Căn cước sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an. Sáng 25/4 tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc giai đoạn 2020-2025 và phát động phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc giai đoạn 2025-2030.
(ANTV) - Chính phủ Italia đang triển khai các biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn cho lễ tang Giáo hoàng Francis, dự kiến diễn ra vào ngày mai tại Vatican. Sự kiện đặc biệt này sẽ có sự tham dự của hơn 170 phái đoàn nước ngoài, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Nhà Vua Bỉ, Nhà Vua Tây Ban Nha.
(ANTV) - Tối 25/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương dự và chủ trì buổi Sơ duyệt cấp quốc gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(ANTV) - Tiếp tục Phiên họp thứ 44, chiều 25/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND).
(ANTV) - Dự báo nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 sẽ tăng cao, Ban An toàn giao thông TP Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây 'nóng' để tiếp nhận phản ánh từ người dân về tình hình giao thông trên địa bàn…
(ANTV) - Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (địa chỉ: Ấp 1, xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) do Công ty TNHH Bất động sản Kiên Cường Phát làm chủ đầu tư.
(ANTV) - Sở Xây dựng TP.HCM vừa gửi văn bản đến Sở Du lịch, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và các đơn vị liên quan để lấy ý kiến về mô hình lưu trú ngắn ngày trong căn hộ chung cư.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” tại số 2 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động văn hóa tại không gian lưu trữ hiện đại – tiền đề trong quá trình hiện đại hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia.
(ANTV) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - TP Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu với Họa sĩ Đặng Ái Việt và giới thiệu website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng”.
(ANTV) - Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy yếu và bất ổn kinh tế kéo dài.