(ANTV) - Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục góp phần “làm giàu” cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Ngăn chặn giá hàng hóa 'té nước theo mưa' khi tăng lương; Lừa đảo giả danh ngân hàng cho vay, nâng hạn mức tín dụng; Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ: kỳ vọng từ những quy định mới - là những bài viết nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (12/7).
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH GIÁO DỤC GÓP PHẦN “LÀM GIÀU” CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Xác định chuyển đổi số giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã quyết tâm, nỗ lực nhằm tạo những đột phá trong chuyển đổi số. Đến nay, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đã kết nối, xác thực và định danh của hơn 24 triệu giáo viên và học sinh, đạt tỷ lệ 100%. Báo CAND đề cập qua bài viết có nhan đề “Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục góp phần “làm giàu” cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.
Trên cơ sở dữ liệu sạch, ngành giáo dục đã và đang triển khai hiệu quả các ứng dụng phục vụ người dân: Đã đưa vào sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho phép 100% học sinh, khoảng 1 triệu thí sinh hàng năm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; đưa vào sử dụng dịch vụ công trực tuyến phục vụ gần 700.000 thí sinh đăng ký các nguyện vọng tuyển sinh vào đại học, thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến và thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Đặc biệt, từ năm 2023, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Công an đưa vào sử dụng chính thức công cụ khai thác dữ liệu dân cư trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục nhằm phục vụ các cơ sở giáo dục kiểm tra, xác nhận cho thí sinh về thông tin cư trú phục vụ công tác tuyển sinh đầu cấp. Từ năm 2022, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đã kết nối, xác thực và định danh của hơn 24 triệu giáo viên, học sinh đạt tỷ lệ gần 98%, đến nay đã đạt tỷ lệ 100%. Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục cũng đã “làm giàu” cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông tin giáo dục của hơn 24 triệu công dân.
NGĂN CHẶN GIÁ HÀNG HÓA 'TÉ NƯỚC THEO MƯA' KHI TĂNG LƯƠNG
Chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ ngày 1/7. Lương tăng sẽ tạo tâm lý nâng giá bán của nhà bán lẻ dễ dẫn đến tác động dây chuyền. Để ứng phó với nguy cơ tăng giá bất hợp lý TPHCM đang triển khai chương trình bình ổn thị trường theo nguyên tắc đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu. Thông tin được đăng tải trên báo Tiền phong
Đại diện lãnh đạo phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương TP. HCM cho biết hiện chương trình đã có quy chế, doanh nghiệp tham gia với lượng hàng phong phú, chất lượng, giá cả ổn định, sẵn sàng bổ sung khi xảy ra khan thiếu hàng hóa cục bộ. Hệ thống phân phối cơ bản đã bao phủ khắp địa bàn thành phố giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Do đó, rất khó để một cá nhân, doanh nghiệp có thể lợi dụng việc tăng lương để “té nước theo mưa” tăng giá bất hợp lý. Lực lượng chức năng cũng đang tập trung theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.
Lừa đảo giả danh ngân hàng cho vay, nâng hạn mức tín dụng
Bộ Công an vừa đưa ra cảnh báo về hành vi lừa đảo giả ngân hàng hỗ trợ cho vay, nâng hạn mức tín dụng. Thông tin được đăng tải trên báo Lao Động.
Bộ Công an đưa ra các dấu hiệu tội phạm gồm: Thứ nhất, đối tượng sử dụng số điện thoại, tin nhắn hoặc email giả mạo gần giống với thông tin của nhân viên ngân hàng, liên hệ với người dân có nhu cầu.
Thứ hai, các đối tượng lập nhiều trang mạng xã hội quảng cáo dịch vụ vay tiền online qua app. Để được giải ngân khoản vay, người dân cần đóng khoản phí đảm bảo tài sản, sau đó các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này.
Thứ ba, giả danh nhân viên ngân hàng quảng cáo dịch vụ mở thẻ tín dụng, nâng cấp hạn mức tín dụng tiêu dùng cho người dân. Để được đáp ứng dịch vụ, người dân cần cung cấp thông tin cá nhân, chuyển một khoản phí đảm bảo để được duyệt nâng hạn mức.
Bộ Công an cũng đã đưa ra các biện pháp để phòng tránh hành vi lừa đảo trên.
CẢI TẠO, XÂY DỰNG LẠI CHUNG CƯ CŨ: KỲ VỌNG TỪ NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI
Chỉ còn gần một tháng nữa, Luật Nhà ở năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, với nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho công tác phát triển nhà ở thời gian tới. Báo Kinh tế & Đô thị số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết có nhan đề “Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ: kỳ vọng từ những quy định mới”.
Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất trong Luật Nhà ở năm 2023 đó là quy định về tỷ lệ người dân đồng thuận, nếu như trước đây phải có 100% sự đồng thuận từ các chủ sở hữu tại khu nhà, thì theo luật mới chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đã đủ điều kiện để tháo dỡ công trình. Một điểm nhấn nữa trong luật mới đó là quy định về phương án “quy gom chung cư cũ”, theo đó đối với những khu nhà riêng lẻ, độc lập sẽ được quy gom lại và nâng chiều cao công trình xây dựng mới để dành diện tích cho hạ tầng công cộng (cây xanh, khuôn viên, sân chơi...). Điều này sẽ giúp cho chính quyền địa phương thuận lợi hơn và phía DN cũng tích cực hơn trong việc tham gia cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ; người dân cũng hài lòng bởi không phải thay đổi nơi ăn chốn ở vốn đã quen thuộc hay bị chuyển vào những khu tái định cư thiếu hạ tầng, tiện ích dịch vụ...”
(ANTV) - Liên quan đến vụ 2 xe máy tông nhau làm 2 người chết, 2 người bị thương vào rạng sáng 12/5 tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, qua điều tra, cơ quan chức năng bước đầu xác định xe máy chở 3 người đã chạy với tốc độ rất cao, không giảm tốc độ khi qua ngã tư, thiếu quan sát để xảy ra tai nạn.
(ANTV) - Ngày 14/5, Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan đang điều tra, làm rõ vụ nam thanh niên tử vong tại bãi đất trống ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Cách hiện trường này không xa, công an phát hiện 1 người đàn ông khác chết trong phòng trọ trong tư thế treo cổ.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15. Trong sáng ngày14/5, Quốc hội đã thảo luận ở Hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
(ANTV) - Sáng 14/5, tại Nghệ An, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị triển khai công tác bảo đảm an ninh tuyến biên giới Việt Nam – Lào. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an và Công an các địa phương có đường biên giới giáp Lào.
(ANTV) - Cấp uỷ, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức công đoàn cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc chăm lo, quan tâm và đảm bảo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân lao động trong CAND. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng được Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, Tháng Công nhân trong CAND năm 2025 được tổ chức vào sáng nay tại Hà Nội.
(ANTV) - Sáng ngày 14/5, Cục Kế hoạch và tài chính, Bộ Công an tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua Vì ANTQ giai đoạn 2025 – 2030 và phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt, kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống CAND, 20 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đây là đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt, nhằm giáo dục khơi dậy lòng tự hào, tinh thần yêu nước, nêu cao ý thức, trách nhiệm, tạo động lực thi đua, góp phần thúc đẩy đơn vị và cán bộ, chiến sĩ lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa.
(ANTV) - Chiều ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức diễn đàn “Phụ nữ Công an tham gia xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã thu hút đông đảo các đại biểu và cán bộ, hội viên phụ nữ Công an tham gia.
(ANTV) - Tỉnh Đắk Lắk với đặc thù có đến 49 dân tộc cùng sinh sống, không ít buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn phức tạp. Để gìn giữ sự bình yên và giúp đổi thay đời sống người dân, không ít chiến sĩ Công an nhân dân đã luôn gần dân, sát dân, đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ, trở thành người con thân yêu, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của buôn làng. Thượng tá Y Nem Ê Nuôl ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk là một trong số đó.
(ANTV) - Vào ngày 15/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963), Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước. Phiên tòa sẽ được xét xử tại trụ sở TAND tỉnh Thái Bình để xem xét kháng cáo của các bị cáo.
(ANTV) - TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Triệu Thị Huyền Trang, SN 1996, trú tại phường Dương Đông, TP Phú Quốc, về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.