
(ANTV) - Tác động của dịch Covid-19 đã kéo giảm doanh thu bán lẻ hàng hóa của thị trường xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Để tạo sức bật cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới, một trong những giải pháp quan trọng là ưu tiên khai thác, khơi thông sức mua thị trường nội địa. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Trong tháng 4 vừa qua và những ngày cuối tháng 5 này, doanh thu thương mại dịch vụ trên cả nước sụt giảm mạnh. Cơ cấu tiêu dùng của người dân thay đổi, điều này cũng là nguyên nhân khiến hầu hết nhà bán lẻ, kinh doanh chưa đặt ra nhiều kỳ vọng trong những chuỗi ngày tới.
Theo ông Khúc Tiến Hà, Quản lý siêu thị: Doanh thu chúng tôi bị sụt giảm 30% trong thời gian qua. Tháng 4, tháng 5 cũng vẫn cứ sụt giảm vì hiện nay người dân vẫn thắt chặt chi tiêu
Ông Võ Phi Hải, Giám đốc Co.op Mart GoldSilk SCA cho biết: Những tháng vừa qua thì bên siêu thị chúng tôi tuy hàng hóa thì vẫn dồi dào nhưng doanh thu của chúng tôi giảm đi gần ½ rồi vì đại dịch nên nó là như vậy.
Theo số liệu khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cho thấy, trên 80% được hỏi cho biết doanh thu của họ năm nay sẽ suy giảm mạnh. Nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, số doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng dù nhu cầu tiêu dùng giảm nhưng thị trường tiêu thụ nội địa vẫn rất tiềm năng, do đó cần ưu tiên khai thác.
Không thể phủ nhận giá trị kinh tế của xuất khẩu, nhưng trước biến động trong giao thương hàng hóa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một lần nữa chứng tỏ việc tập trung quá nhiều vào thị trường xuất khẩu luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ nội địa hấp dẫn, với quy mô dân số 97 triệu người, trong đó có tới 60% là dân số trẻ. Chính vì vậy, cần ưu tiên phát triển, khơi thông sức mua trong nước.
Theo ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế: Cần triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối thị trường trong nước từ đầu vào, đến đầu ra. Kịp thời cung cấp các thông tin thị trường và những chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước để kích cầu tiêu dùng, tư vấn miễn phí tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt qua khó khăn.
Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt cần đảm bảo chất lượng hàng hóa, chú trọng mẫu mã bên ngoài, đẩy mạnh chính sách giảm giá và tăng ưu đãi cho khách hàng, đa dạng hóa các hình thức bán hàng, tuyên truyền ý thức người dân về hàng trong nước có như vậy mới đem lại hiệu quả.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch danh dự, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Chúng ta cần nâng cao sức cạnh tranh của DN Việt, tạo ra ý thức hệ và nề nếp của người dân tự nguyện ủng hộ hàng Việt Nam, có như vậy thì việc khơi thông thị trường nội địa sẽ thuận lợi và có hiệu quả rất lớn.
Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào 3 trụ cột quan trọng là xuất nhập khẩu, đầu tư hạ tầng và tiêu dùng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, nguồn lực đầu tư cho hạ tầng còn hạn chế thì cần phát huy nền tảng tiêu dùng nội địa. Nếu kích thích tiêu dùng nội địa tăng thêm 1%, nền kinh tế sẽ có thêm 38.000 tỷ đồng. Đây sẽ là đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của cả nước./.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.
(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.
(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.
(ANTV) - Liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc trên không gian mạng thông qua trang web bong88 với quy mô khoảng 350 tỷ đồng, trong giai đoạn 2 của chuyên án, Cơ quan CSĐT, Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố 14 bị can, trong đó bắt tạm giam 10 đối tượng
(ANTV) - Từ ngày 5/9 tới, quy định bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Bộ Tài chính sẽ chính thức có hiệu lực.
(ANTV) - Xu hướng đào thải đang xuất hiện rõ rệt sàn trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.
(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.
(ANTV) - Chiều 27/7, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú (TP Cần Thơ) cho biết, Công an xã đã có báo cáo kết quả xác minh ban đầu việc người phụ nữ đánh đập cháu bé bán vé số dạo.