Thứ Hai, 28/07/2025 00:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

BT

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy Nguyễn Ngọc Thủy hay còn gọi là Shark Thuỷ đã sử dụng những thủ đoạn nào để dụ lừa tiền của hàng nhiều người dân với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Lừa đảo tiền bằng các hợp đồng góp vốn, mua bán cổ phần

Những nạn nhân của ông Nguyễn Ngọc Thủy Chủ tịch Công ty Giáo dục Egroup người ít thì 1-2 tỷ, người nhiều lên đến 5-7 tỷ đồng đã bị lừa đầu tư bằng cách mua cổ phần của Công ty Giáo dục Egroup.

Egroup được "Shark" Thủy thành lập năm 2008- là hệ sinh thái của tập đoàn do Thuỷ điều hành trải rộng nhiều lĩnh vực từ giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm.

Trong đó, nổi bật nhất là Apax Holdings (IBC) - đứng sau chuỗi trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, công ty duy nhất được niêm yết và thiết kế nhiều thương vụ đầu tư lớn. Còn lại, Công ty Egame và Công ty Ecapital là đơn vị mà thông qua nó, Egroup gọi vốn.

Từ 2017, Egame và Ecapital kêu gọi nhà đầu tư thông qua các "thỏa thuận hợp tác chiến lược" để đổi lấy cổ phần của công ty mẹ Egroup. Theo thỏa thuận, nhà đầu tư phải nắm giữ cổ phần này trong một khoảng thời gian (thường là một năm). Đến ngày tất toán, phía Egroup cam kết tìm đối tác hoặc trực tiếp mua lại với giá cao hơn lúc bán ra, hoặc tặng thêm một số cổ phần nhất định để tái ký thỏa thuận mới.

Thời gian đầu, tính chênh lệch giá cổ phần, nhà đầu tư có thể thu lãi 20-25% (2017-2018), sau giảm dần về 17-18% vào 2019-2020. Đến năm 2021, mức lãi này chỉ còn 14-15% một năm. Thời gian sau viện hàng trăm lý do, công ty Egrou đã dừng việc chi trả khi nạn nhân lên đến con số hàng trăm người …

Dù dừng việc chi trả, song tập đoàn này còn tiếp tục dụ dỗ các nhà đầu tư mới với một hình thức khác có tên là “Hợp đồng hợp tác kinh doanh”, nhằm lợi dụng những người dân thiếu hiểu biết về pháp luật.

Egroup rơi vào khủng hoảng vì sử dụng bẫy tài chính không minh bạch ngay từ đầu

Chây ì trả nợ các nhà đầu tư, công ty của Nguyễn Ngọc Thủy còn thất hẹn hoàn trả học phí tại các trung tâm Anh ngữ Apax Leaders - mắt xích xương sống trong hệ sinh thái của Egroup.

Từ cuối 2019, chuỗi trung tâm Anh ngữ Apax Leaders bị nhiều phụ huynh tại TP HCM, Hà Nội, Đăk Lăk, Đà Nẵng khiếu nại, đòi hoàn trả hàng tỷ đồng học phí vì chất lượng giảng dạy không như cam kết, "ôm tiền bỏ rơi khách hàng" và dừng hoạt động.

Song nhìn nhận thì ngay từ đầu hệ sinh thái Egroup bất ổn bởi mô hình hoạt động của các công ty phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ nhà đầu tư để mở thêm nhiều chuỗi giáo dục và trường học, rồi lấn sân sang các mảng chăm sóc sức khỏe, ẩm thực và đầu tư tài chính.

Theo các chuyên gia bản chất hoạt động của công ty này hoàn toàn bất ổn và có dấu hiệu lừa đảo tiền của nhà đầu tư ngay từ đầu.

Trước năm 2019, chuỗi Apax Leaders liên tục mở mới mạng lưới hoạt động từ Bắc đến Nam, với 130 điểm dạy vào thời hoàng kim. Đến cuối năm 2019, công ty đứng sau là Apax Holdings có tổng nợ phải trả khoảng 1.974 tỷ đồng, gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu.

Cuối năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Thủy thừa nhận hệ sinh thái "gặp khó khăn, bất lợi trên nhiều mặt", lớn nhất là dòng tiền. Song ông Nguyễn Ngọc Thủy lại dùng vốn kêu gọi để rót vào các hoạt động đầu tư chứng khoán, tiền số, bất động sản thay vì hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Dù ông Thủy từng phủ nhận, nói chưa bao giờ đầu tư vào chứng khoán hay tiền số. Nhưng theo các chuyên gia chỉ cần nhìn báo cáo tài chính của công ty con Apax Holdings năm 2022 - lần công bố thông tin gần nhất, doanh nghiệp này có 100 tỷ đồng trong chứng khoán. Số tiền này được thuyết minh là cổ phiếu của công ty con Ecapital.

Về bất động sản, Apax Holdings từng có kế hoạch rót 300 tỷ đồng hợp tác đầu tư khu du lịch Hồng Quang - Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào 2022. Trước đó vào năm 2020, doanh nghiệp này cũng hợp tác xây dựng, khai thác và phát triển dự án khu nhà ở và dịch vụ đa năng Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Nguỵ biện nhằm an lòng nhà đầu tư Chủ tịch Egroup còn “xảo ngôn” rằng doanh nghiệp này hợp tác thành lập công ty hạ tầng giáo dục, mua các trường liên cấp, mua đất để xây dựng khu trải nghiệm và nghỉ dưỡng liên quan giáo dục... Tức, bản chất là đầu tư bất động sản phục vụ cho giáo dục.

Song những lời xảo ngôn đấy đã không qua mắt được cơ quan điều tra, ngày 22/03/2024, sau thời gian dài điều tra cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 đối tượng là Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Egroup và Đặng Văn Hiển, Trưởng ban Quan hệ cổ đông Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame. Cả hai đều bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tính tới thời điểm bị bắt, theo báo cáo tài chính tự lập của Apax Holdings, đến cuối năm 2022, tổng tài sản của doanh nghiệp là 4.596 tỉ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 1.589 tỉ đồng. Nợ phải trả 3.076 tỉ đồng, cao gấp 2 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay nợ ngắn hạn chiếm 617 tỉ đồng, vay nợ dài hạn chiếm 1.298 tỉ đồng.

Hiện trên cả nước đang có hàng trăm nạn nhân của Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Egroup với số tiền bị lừa lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm