Thứ Hai, 28/07/2025 01:22 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Để các di sản được sống

(ANTV) - Indonesia là đất nước có các loại nhạc cụ truyền thống phong phú. Một trong số đó là dàn nhạc Gamelan. Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, được ví như một phương tiện biểu đạt văn hóa và xây dựng mối liên kết giữa con người và vũ trụ, nhạc cụ truyền thống Gamelan của Indonesia đã được UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 15/12/2021.

Để bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc này, chính quyền xứ vạn đảo đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm đưa loại hình nghệ thuật này gần gũi hơn với bạn bè quốc tế và mang hơi thở cuộc sống hàng ngày của người dân.

Âm nhạc truyền thống từ dàn nhạc Gamelan của Indonesia có giai điệu du dương, pha trộn giữa dòng nhạc jazz với tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng.

Ông I Made Bandem, Nghệ sĩ dàn nhạc Gamelan cho biết: “Dàn nhạc Gamelan gồm nhiều nhạc cụ như trống, cồng, chiêng, sáo, đàn dây… Ấn tượng nhất là dàn cồng gồm khoảng 10 mặt kim loại hình tròn có điểm lồi ở giữa để làm tâm đánh, được xếp trên giá gỗ.”

Sự xuất hiện của Gamelan có từ trước khi nền văn hóa Ấn Độ giáo - Phật giáo thống trị Indonesia vào năm 404 trước Công nguyên và đại diện cho nghệ thuật nguyên thủy của Indonesia. Kể từ khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, âm nhạc Gamelan đã được gìn giữ và đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân, từ đảo Java, Bali,  tây Sumatra, Lombok, tới tỉnh Lampung của Indonesia. Âm nhạc Gamelan đã được lồng ghép trong lĩnh vực y tế để trị liệu tâm lý cho các bệnh nhân.

Tiến sĩ Aliyah Himawati Rizkiyani, Bác sĩ tâm thần cho hay:“Kể từ khi âm nhạc của Gamelan được sử dụng để trị liệu. Các bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn. Nhờ đó, có thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn.”

Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, để di sản âm nhạc này tiếp tục tồn tại, Indonesia đã đưa Gamelan vào chương trình học của trẻ em. Ngoài học cách chơi trống, đánh cồng hay tìm hiểu về các bộ gõ, học sinh còn được khám phá lịch sử hình thành và phát triển dòng nhạc truyền thống này.

Ông Widodo Wilis, Hiệu trưởng Trường Nội trú Hồi giáo Hanacaraka nói: “Chúng tôi hi vọng, trẻ em có thể cảm thụ được âm nhạc truyền thống và nên văn hóa của đất nước ngay từ sớm. Bởi nếu chúng dành tình yêu cho văn hóa thì cũng sẽ thêm yêu đất nước hơn.”

Không chỉ gìn giữ âm nhạc thông qua giáo dục và đào tạo chính quy hay không chính quy, Indonesia đã nỗ lực phát huy di sản thông qua các lễ hội, biểu diễn và giao lưu văn hóa. Hiện nay, Gamelan đã trở thành sản phẩm du lịch hút khách. Du khách đến Indonesia không chỉ được tham quan, thưởng thức âm nhạc mà còn được trải nghiệm thực tế.

Giáo sư Sumarsam, Chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc Gamelan cho rằng: “Di sản Gamelan sẽ vẫn được ưa chuộng đối với người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ còn rất nhiều người khác nhau có thể thúc đẩy và duy trì hoạt động của dàn nhạc Gamelan.”

Khi văn hóa di sản thật sự trở thành sức mạnh nội sinh nó sẽ là nguồn lực quan quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, văn hóa rất cần sự đa dạng của cộng đồng cụ thể. Nó không cần dập khuôn theo hình mẫu nào. Bảo tồn trong sự phát triển đối với văn hóa phi vật thể là một quy luật để giúp sự đa dạng văn hóa ngày càng phong phú hơn, có giá trị nhân loại hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm