Chủ Nhật, 27/07/2025 21:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Gìn giữ nghệ thuật vẽ vải rogan Ấn Độ

BT

(ANTV) - Hội họa dân gian Ấn Độ và các trường phái nghệ thuật đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, vẫn được gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay. Phản ánh sự đa dạng và độc đáo của văn hóa địa phương, các hình thức nghệ thuật này đã phát triển trong nhiều năm, trong khi một số không hề bị tác động bởi hiện đại hóa, một số đã tiếp thu những chất liệu và màu sắc mới.

Trong số đó phải kể đến nghệ thuật Rogan - phương pháp in ấn dệt may đầu tiên của Ấn Độ. Xuất hiện từ 400 năm trước, loại hình nghệ thuật vẽ trên vải rogan được làm độc quyền tại vùng Kutch của quận Gujarat, Ấn Độ.

Cái tên rogan được đặt theo dầu thầu dầu - nguyên liệu chính trong mầu vẽ.

Ông Khatri Abdul Gafur sống tại làng Nirona, quận Kutch, bang Gujarat là một nghệ nhân rogan lành nghề với hơn 40 năm kinh nghiệm. Nghệ nhân 57 tuổi cho biết, để làm ra một sản phẩm nghệ thuật cần có sự cống hiến, kiên trì và tập trung cao độ.

Ông cùng chín thành viên khác trong gia đình đã lưu truyền nghệ thuật rogan qua tám thế hệ. “Đây là truyền thống của gia đình chúng tôi. Ông nội, bố và chú tôi, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã gìn giữ và truyền đạt lại môn nghệ thuật này cho chúng tôi.”

Để tạo nên một bức họa trên vải hoàn chỉnh, đầu tiên người nghệ nhân phải lấy dầu được chiết xuất từ hạt thầu dầu và đun trong vòng 12 - 14 tiếng. Sau khi đun, dầu thầu dầu được trộn với nước lạnh, được cô đặc lại rồi trộn với các loại sơn và nước để làm thành một hỗn hợp mầu dính.

“Chúng tôi mài những hỗn hợp được chiết xuất từ hạt thầu dầu trên đá. Sau đó chúng tôi trộn bột rogan vào đó. Chúng tôi chỉ lấy ước lượng gần đúng chứ không phải chính xác 100 gam hay 50 gam rogan. Chúng tôi dùng đá đập nhuyễn cho đến khi hỗn hợp hòa làm một”- Ông Khatri Abdul Gafur nói.

Hỗn hợp này được cuộn trong lòng bàn tay của nghệ nhân bằng kalam - một que sắt dài khoảng 15 cm. Hơi ấm từ lòng bàn tay làm dịu lớp sơn đặc dùng để vẽ trên các tấm vải. Các họa tiết được vẽ hoàn toàn bằng tay. Vì vậy, nghệ nhân cần đặc biệt khéo léo và tỉ mỉ trong công đoạn vẽ những họa tiết nhỏ.

Ông Khatri Abdul Gafur cho biết, nếu bạn lấy màu trực tiếp từ bát thì bạn không thể tạo ra một sợi chỉ nào vì nó rất dày. Vì vậy chúng ta phải đặt nó lên tay và chà xát. Điều đặc biệt trong thiết kế này là từng chấm, từng chấm nhỏ ở đây được vẽ bằng đầu bút, chi tiết này đòi hỏi người thợ lành nghề mới có thể làm được. 

Vào những năm 1980, các sản phẩm dệt may bằng máy, với giá thành rẻ và tốc độ sản xuất nhanh chóng, bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, dẫn tới việc các nghệ nhân rogan từ bỏ nghề, tìm kiếm việc làm tại các thành phố khác. Ông Gafur không phải ngoại lệ. “Khoảng năm 1980, tôi đã quyết định rằng mình sẽ không lãng phí cuộc đời mình cho môn nghệ thuật này. Vì thế tôi đã tranh cãi với gia đình. Vào thời điểm đó, để một đứa trẻ từ một ngôi làng nhỏ đến tận Mumbai tìm việc làm là một chuyện lớn”.

Nhưng sau một thời gian làm việc tại Mumbai, nhận thức được tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật đang mai một này, ông quyết định trở về quê nhà và trong vài thập kỷ, ông đã kế thừa, phát huy di sản của gia đình trong khi vẫn vật lộn với sinh kế.

Đầu thế kỷ 21 đánh dấu sự hồi sinh của tranh nghệ thuật rogan khi các tổ chức phi chính phủ bắt đầu hỗ trợ các nghệ nhân bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, mở rộng sức ảnh hưởng và giúp nhiều nghệ nhân đạt giải thưởng cấp quốc gia. Các phương tiện truyền thông cũng góp phần lan tỏa giá trị của tranh vải rogan, thu hút khách du lịch, vốn là nguồn thu nhập chính của các nghệ nhân rogan.

Tác phẩm của ông Gafur được trao tặng cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2014. Năm 2022, một chiếc hộp gỗ được chạm khắc rogan cũng được chọn làm quà tặng cho Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumiovà một bức tranh rogan được chọn làm quà tặng cho Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe.

Song song với việc phục dựng lại nghệ thuật vẽ vải rogan, gia đình ông Gafur đã mở rộng thiết kế trên khẩu trang hay phụ kiện trang trí nhà cửa. Nỗ lực không ngừng của ông cùng các nghệ nhân rogan đang góp phần lưu giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống tinh xảo này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

 Tiếp tục giúp dân vùng lũ khắc phục hậu quả

Tiếp tục giúp dân vùng lũ khắc phục hậu quả

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Trong sáng nay (27/7), người dân vùng ngập lũ từ các xã Con Cuông, Châu Khê lên khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục khắc phục hậu quả của thiên tai. Những mất mát to lớn này phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được.

Những hy sinh anh dũng giữa thời bình

Những hy sinh anh dũng giữa thời bình

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Trong hành trình chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi thế hệ người Việt Nam đều có bao người ngã xuống. Họ không chỉ là ký ức mà là máu thịt, là lịch sử đang sống trong từng tấc đất, nhịp thở hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, chúng ta không chỉ nhắc lại quá khứ chiến tranh hào hùng, mà còn cần nhìn sâu vào hiện tại, nơi vẫn có những người chiến sĩ công an đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ cuộc sống bình yên này.

Dải phân cách cứng chưa đủ "cứng" trước ý thức một số người tham gia giao thông

Dải phân cách cứng chưa đủ "cứng" trước ý thức một số người tham gia giao thông

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Việc triển khai dải phân cách cứng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đã diễn ra được một thời gian, giao thông đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, góp phần định hình lại hành vi tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại không ít bất cập, gây mất an toàn và ùn tắc cục bộ.

Mexico kỷ niệm 700 năm ngày thành lập Thủ đô

Mexico kỷ niệm 700 năm ngày thành lập Thủ đô

Thế giới 27/07/2025

(ANTV) - Thủ đô Mexico City của Mexico – một trong những đô thị lớn nhất thế giới hiện nay – vừa long trọng kỷ niệm 700 năm ngày thành lập với hàng loạt sự kiện công cộng đặc sắc diễn ra trong ngày thứ Bảy, trong đó nổi bật là các màn trình diễn nghệ thuật tôn vinh cội nguồn bản địa.

Kết nối ADN – thêm hy vọng mang các liệt sĩ chưa xác định danh tính trở về

Kết nối ADN – thêm hy vọng mang các liệt sĩ chưa xác định danh tính trở về

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Hòa bình lâu rồi, có những vết thương chiến tranh không còn chảy máu, nhưng vẫn đau, vì mãi chưa lành. Đau vì không biết thân xác người thân đang nằm đâu, trong nghĩa trang nào, dưới tấm bia chưa xác định được danh tính nào. Giữa nỗi đau còn dang dở, những cuộc tìm kiếm danh tính liệt sĩ tưởng chừng không thể đang dần trở thành hiện thực, nhờ xét nghiệm ADN. Và sự vào cuộc đầy trách nhiệm, nghĩa tình của lực lượng Công an nhân dân. Niềm vui, hạnh phúc đó đang được lan toả trên khắp cộng đồng mạng.

Tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua

Tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua

Điểm tin 27/07/2025

(ANTV) - Bắt đối tượng nổ súng khi công an kiểm tra nhà trọ; Lâm Đồng: bắt tạm giam giám đốc và phó giám đốc công ty tơ tằm Nam Ban Silk; Đà Nẵng: triệt xóa đường dây ma túy liên tỉnh; Vụ tai nạn ở Hà Tĩnh khiến 25 người thương vong: xe khách chạy 'chui'; Đắk Lắk: bắt đối tượng cưỡng đoạt tài sản;... là những tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua.

Xem thêm