Thứ Sáu, 25/04/2025 20:44 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Báo cáo nhân quyền 2022 của EU đánh giá thiếu khách quan về tự do biểu đạt, tự do báo chí

BT

(ANTV) - Cuối tháng 7 vừa qua, Liên minh châu Âu EU đã công bố Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022. Và trong báo cáo này, có nhiều nội dung thiếu khách quan về tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam.

Với gần 200 trang, báo cáo của EU đánh giá tình hình nhân quyền, dân chủ trên toàn thế giới. Bên cạnh những đánh giá tích cực trong việc đảm bảo nhân quyền cho người lao động, hỗ trợ phụ nữ tại Việt Nam, báo cáo này cũng đánh giá rằng, những hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022, đặc biệt là đối với quyền tự do biểu đạt, điều này có thể gây ra những nhận thức lệch lạc về tình hình đất nước, con người Việt Nam, và là cái cớ để các thế lực xấu vin vào chống phá.

Về quyền biểu đạt, báo cáo này đưa ra những nhận định về lo ngại các trường hợp những nhà báo được gọi là độc lập và quyền tự do biểu đạt tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Từ đó cho rằng, tự do truyền thông vẫn còn bị hạn chế; quyền truy cập vào các trang web độc lập về chính trị bị chặn.

Đây là những đánh giá thiếu khách quan và không hề phản ánh đúng thực tế về đảm bảo quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hiện nay.

Thượng tá, PGS. TS Hồ Anh Tuấn- Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao, Học viện An ninh nhân dân cho biết: Thực tế hiện nay trong quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam về những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí còn có những điểm khác so với quan điểm và cách tiếp cận của Mỹ và một số nước phương tây.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Châu Âu, Mỹ hay có cách đánh giá qua các tiêu chí của mình, tiêu chí đó áp dụng cho bản thân của họ, như vậy việc chúng ta không đáp ứng, chưa đáp ứng hoặc đáp ứng 1 phần cũng là điều dễ hiểu, vì thực tế mà nói thì về văn hóa, hệ thống chính trị, chúng ta có sự khác nhau. Nhưng tôi xin khẳng định, chúng ta khi hội nhập quốc tế, đang cố gắng rất là nhiều để có thể áp dụng tiêu chí mà các đối tác chúng ta mong muốn.

Tuy nhiên, ngay lập tức, Đài á châu tự do RFA, cùng nhiều tổ chức, đối tượng luôn chống phá Việt Nam đã vin vào báo cáo này để đưa ra những bài viết xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung và quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí nói riêng.

Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin… Và thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.

Những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng, trong đó có nhiều Bộ luật, Luật liên quan đến quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến khẳng định: Nhà nước chúng ta là Nhà nước do dân, vì dân, nên những tiêu chí liên quan đời sống, quyền của người dân luôn được đặt lên hàng đầu, đấy là lí do tại sao Quốc hội chúng ta trong thời gian qua liên tục thông qua các luật liên quan đến vấn đề này, luật báo chí, luật an ninh mạng. Và cách làm của chúng ta càng ngày càng công khai, minh bạch, chúng ta tham khảo ý kiến của các đối tượng chịu tác động, hay tham khảo ý kiến cả các cơ quan đại diện của các nước tại Việt Nam.

Trên không gian mạng, người dân có thể truy cập vào bất kỳ trang web nào để tiếp cận thông tin, không chỉ có thế, nhiều trang thông tin tuyên truyền, diễn đàn, các nhóm hội trên mạng xã hội đã được chính quyền cơ sở, địa phương cùng người dân lập ra. Tại đây, người dân có thể trực tiếp kết nối, trao đổi, kiến nghị và phản ánh các thông tin về các vấn đề mình quan tâm.

Đây là một giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân, cũng là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc đảm bảo quyền của con người trên không gian mạng.

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Các hoạt động để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng đã được chúng ta triển khai quyết liệt. Đặc biệt chúng ta có cách ứng xử phù hợp với các nền tảng xuyên biên giới để gỡ bỏ các thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Để bảo đảm người dân có thể tiếp cận nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho đời sống và học tập.

Không chỉ liên minh Châu Âu EU, mà hàng năm, một số quốc gia, một số tổ chức đều đưa ra các báo cáo nhân quyền, trong đó có đề cập đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cùng với đó là những đánh giá, nhận định thiếu khách quan về thực tế đảm bảo quyền tự do dân chủ, quyền con người tại Việt Nam.

Và việc lần thứ 2 Việt Nam trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt quyền của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Pháp luật 25/04/2025

(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 25/4 cho biết, đang điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất lớn, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, các đối tượng trong đường dây này đã nhắm vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh.

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến vụ TNGT xảy ra vào sáng ngày 12/4 tại ngã ba đường Trần Quang Khải và đường Võ Khắc Triển, thuộc địa phận phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.

Xem thêm