
(ANTV) - Ngày 25/11/2022, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 21 về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Hiện nay, với việc Cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội được triển khai, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhóm đối tượng này cũng như đảm bảo việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, đặc biệt là chi trả không dùng tiền mặt.
Mô hình quản lý chương trình an sinh xã hội là 1 trong 43 mô hình điểm nằm trong nhóm số hóa, tạo lập dữ liệu dùng chung trên hệ thống CSDLQG về dân cư phục vụ cải cách thủ tục hành chính.
Việc triển khai mô hình này cũng mang lại giá trị tiện ích lớn – đó là phòng chống tội phạm trong lĩnh vực an sinh xã hội, bảo đảm số tiền chi trả đúng đối tượng, nhanh chóng, hạn chế tình trạng trục lợi, tham nhũng.
Thái Nguyên là 1 trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội, và bước đầu ghi nhận được những hiệu quả tích cực từ thực tiễn.
Vào đúng ngày 11 hàng tháng, ông Trần Phi Hùng sẽ nhận được khoản hỗ trợ là 360.000 đồng qua tài khoản cá nhân. Đây là mức trợ cấp dành cho đối tượng người cao tuổi và ông Hùng là người đại diện nhận cho mẹ đẻ của mình. Qua hơn 1 năm được nhận tiền trợ cấp theo phương thức này, ông Hùng đánh giá cao về tính tiện ích mang lại.
Ông Trần Phi Hùng, TDP 4, phường Ba Hàng, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Tôi chưa phải là người già quá, kỹ thuật số nắm được khi mà tài khoản tạo lập qua ngân hàng thì trợ cấp bắn vào tài khoản tôi đăng kí, giờ người ta không dùng tiền mặt thì mình dùng đó mua đồ cho cụ rất tiện."
Còn đối với ông Nguyễn Ngọc Hiên – thương binh hạng ¾… Giờ đây, hàng tháng, ông đã không phải lên trụ sở UBND phường ký, nhận tiền trợ cấp. Thay vào đó, số tiền sẽ được chuyển tự động vào tài khoản ngân hàng cá nhân mang tên ông.
Ông Nguyễn Ngọc Hiên, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Lúc đầu các ông cũng băn khoăn nhưng sau khi được các cháu bên phòng VHXH phường hướng dẫn thì ông sử dụng thấy hợp lý hơn, không phải đi chen xếp hàng như trước, không mất thời gian, thuận tiện hơn."
Chị Nguyễn Thị Băng Thanh, Cán bộ công chức Phòng LĐTB&XH TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Cái phản ứng lúc đầu không đồng ý, thì sau tuyên truyền mở tài khoản rồi các cụ dùng thử thời gian đầu thì lại thấy tiện ích hơn, như nhiều cụ cầm tiền đánh rơi, thì giờ cũng không còn bị thế nữa, và mua bán cũng tiện hơn."
TP Phổ Yên là 1 trong 3 huyện, thành phố được UBND tỉnh Thái Nguyên lựa chọn triển khai thí điểm mô hình chi trả không dùng tiền mặt đến đối tượng bảo trợ xã hội.
Đến nay thành phố đã tạo lập tài khoản an sinh cho gần 7000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và thực hiện được việc chi trả trên 85% trợ cấp không dùng tiền mặt đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trên 60% đối tượng đối với người có công hàng tháng.
Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Hàng, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Đến nay phường Ba hàng trên 90% được thụ hưởng, tuyên truyền vận động, tạo điều kiện cho công dân đi cập nhập, các thủ tục ủy quyền để người dân thuận tiện."
Bà Dương Thị Ngọc Mỹ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Việc triển khai chi trả có nhiều thuận lợi, sự quan tâm chỉ đạo, người dân cũng rất nhiệt tình tham gia."
Việc chi trả trợ cấp qua tài khoản đã góp phần bảo đảm chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí hành chính trong thực hiện chính sách an sinh.
Hoạt động của mô hình chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt được thiết lập theo cơ chế:
Cơ sở dữ liệu về các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngành Lao động thương binh và xã hội, kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Dữ liệu này sẽ được đối soát, xác thực và làm sạch.
Sau đó, các cơ quan sẽ phối hợp với các đơn vị Ngân hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiến hành tạo lập tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Việc triển khai thí điểm chi trả không dùng tiền mặt đến đối tượng bảo trợ xã hội không phát sinh thủ tục hành chính, không làm thay đổi quy trình xử lý đối với các công tác liên quan đến chi trả cho đối tượng bảo trợ xã hội. Mặt khác việc chi trả theo phương thức tiện lợi này cũng làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán số của nền kinh tế.
Hiện nay Thái Nguyên có trên 41.000 người đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Tính đến ngày 14/10, Thái Nguyên đã triển khai tạo lập tài khoản an sinh xã hội cho trên 25.600 hộ nghèo, hộ cận nghèo, đạt 95,38%; tài khoản người có công đạt 79,79% và tài khoản cho các đối tượng trợ giúp xã hội đạt 79,87%.
Tại 3 huyện, thành phố được thí điểm thực hiện việc chi trả không dùng tiền mặt đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã đạt 82,99%. Sau thí điểm hiện đang được triển khai nhân rộng trên toàn tỉnh.
Việc thực hiện chi trả không dùng tiền mặt đối với người có công hiện được thực hiện tại 9 huyện, thành phố với tỷ lệ đến nay đạt 55,8%.
Ông Nguyễn Văn Kiên, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Cơ quan quản lý đảm bảo thời gian, chi phí nhân lực, tổ chức thực hiện trên hệ thống, tránh tiêu cực xảy ra. Đối với đối tượng thụ hưởng là tiết kiệm thời gian, không phải đi lại, tránh mất mát, thiếu sót tiền mặt."
Thời gian qua, việc số hóa dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội và dữ liệu người có công với cách mạng đã được ngành bảo hiểm xã hội và ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên tích cực triển khai. Trong đó, riêng ngành lao động thương binh và xã hội đã thực hiện quy trình 5 bước với 2 lần đối khớp, làm sạch trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trên gần 139.000 dữ liệu, đạt 92,25%.
Việc số hóa dữ liệu được xem là nền tảng để xác định đúng đối tượng cho việc thực hiện mô hình chi trả an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Hồng Trường, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Chúng tôi có phần mềm trên 7600 đối tượng hàng tháng….Chúng tôi đã phối hợp với cơ quan dữ liệu thì BHYT đồng bộ dữ liệu, giúp cho cơ quan BH với đối tượng thụ hưởng, liên thông tích hợp."
Việc chuyển đổi thói quen của người dân trước đây chỉ nhận tiền mặt, giờ sang không dùng tiền mặt cũng không phải là điều dễ dàng.
Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận việc triển khai mô hình chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ về cơ sở vật chất, hạ tầng đường truyền.
Bà Dương Thị Ngọc Mỹ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Cũng có những khó khăn như cái tư tưởng người dân, đối tượng đặc thù người già, khuyết tật, có công thì việc sử dụng thiết bị thông minh hoặc không dùng tiền mặt cũng khó, điểm rút tiền mặt ATM cũng chưa nhiều, nên khó khăn."
Ông Trịnh Đình Dương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Đề xuất là hiện tại phần mềm bảo trợ xã hội kết nối dân cư thì phần mềm khác thì kết nối trực tiếp, đối soát thì khi nhập liệu, thì đồng bộ, trả kết quả, thì không phải qua nhiều quy trình nhiều."
Thái Nguyên đặt ra mục tiêu từ nay đến cuối năm sẽ tiến hành lập tài khoản cho tất cả những người có công với cách mạng, người thuộc diện trợ giúp xã hội, hộ nghèo, cận nghèo để chi trả chế độ, trợ giúp nhằm tạo thuận lợi cho việc chi trả, tiếp nhận được nhanh chóng, thuận lợi. Qua đó đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số tại Thái Nguyên.
Cùng với Thái Nguyên, một số địa phương khác như Quảng Ninh, Hà Giang, Thừa Thiên Huế… cũng đang triển khai tốt việc thực hiện chi trả an sinh xã hội dưới hình thức không dùng tiền mặt.
Theo thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì hiện có 4,85 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội thuộc ngành lao động quản lý. Trong đó đã thực hiện việc chi trả qua tài khoản từ tháng 1/2023 đến nay là trên 141,7 tỷ đồng.
Ngành BHXH trong 6 tháng đầu năm nay cũng đã có trên 62% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân.
Mô hình hiện đại đã giúp cho việc tăng cường công tác quản lý chính sách và đối tượng được tốt hơn, khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số, từ đó góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
(ANTV) - Thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 – 1/5 sắp tới, công an các xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai các kế hoạch phù hợp với từng địa bàn nhằm chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề gây mất an ninh cũng như trật tự giao thông. Tạo không gian đi lại an toàn cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được các đơn vị địa phương tập trung đẩy mạnh.
(ANTV) - Trong không khí cả nước đang hân hoan chào đón lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động trọng điểm diễn ra trong dịp đại lễ đã và đang được lực lượng công an triển khai hết sức chặt chẽ. Trong đó, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng yếu, các sự kiện chính trị đặc biệt và các đoàn lãnh đạo cấp cao, lực lượng cảnh vệ đã sớm chủ động xây dựng phương án, huy động tối đa lực lượng, phương tiện và phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị liên quan.
(ANTV) - Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một trong những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Trong đó, hoạt động diễu binh, diễu hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử vĩ đại của đại thắng mùa Xuân năm 1975. Để chiến sĩ tham gia khối diễu binh, diễu hành có đủ sức khỏe để tập luyện, Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành, Bộ Công an tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt công tác hậu cần, tổ chức bếp ăn cho hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ theo đúng tiêu chuẩn, định lượng, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
(ANTV) - Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với 04 bị can về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Tội đưa hối lộ” và “Tội môi giới hối lộ”.
(ANTV) - Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa triệt xóa một tụ điểm đánh bạc núp bóng câu lạc bộ poker, tạm giữ 48 đối tượng để điều tra về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc tại Công ty TNHH POKER Bình Dương.
(ANTV) - Tối 28/4, chương trình tổng duyệt trình diễn 10.500 drone nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội “Sắc màu Thành phố Bác”, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra trên khu vực bờ sông Sài Gòn, thu hút đông đảo người dân thành phố.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), báo chí quốc tế đã có những bài viết, bình luận về ý nghĩa của sự kiện trọng đại này, cũng như những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau nửa thế kỷ nỗ lực vừa qua, mang đến kỳ vọng mới cho chặng đường tiếp theo.
(ANTV) - Nhìn lại một mốc son lịch sử chói lọi không chỉ với dân tộc Việt Nam mà đã trở thành động lực cho các phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều châu lục. Ngày 30/4/1975, chiến thắng vang dội của Việt Nam được tạo nên bởi sức mạnh tổng hợp: sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chiến lược ngoại giao khôn khéo, đoàn kết toàn dân, toàn quân và sự ủng hộ của quốc tế. Những bài học làm nên Chiến thắng lịch sử cũng là cơ sở, nền tảng để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới, trong đó tinh thần đoàn kết dân tộc, tự lực tự cường, đoàn kết quốc tế... là những yếu tố then chốt mang giá trị trường tồn.
(ANTV) - Bộ trưởng Nội vụ Iran Eskandar Momeni cho rằng, sự bất cẩn là nguyên nhân gây ra vụ nổ tại cảng thương mại lớn nhất nước này, mà tính đến nay đã khiến ít nhất 65 người thiệt mạng.
(ANTV) - Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan cảnh báo nguy cơ quốc gia này sắp bị nước láng giềng Ấn Độ tấn công quân sự sau vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào du khách ở Kashmir hồi tuần trước.