
(ANTV) - Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là trách nhiệm và tình cảm của toàn xã hội. Thế nhưng trong khi tổ chức, cá nhân chung tay xoa dịu nỗi đau đã kéo dài dai dẳng qua nhiều thế hệ này, thì vẫn có những đối tượng chống phá, vẫn đưa ra những luận điệu xuyên tạc.
Ngày 10/8/1961, đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện chiến tranh hóa học ở Việt Nam. Kể từ đó, dù 63 năm đã trôi qua, nhưng môi trường vẫn bị hủy hoại, hàng triệu người dân Việt Nam đến những thế hệ thứ ba, thứ tư dù sinh ra trong hòa bình vẫn phải mang trong mình di chứng nặng nề của cuộc chiến ấy.
Vậy mà để thực hiện mục đích chống phá, các đối tượng đã không từ thủ đoạn, thậm chí lợi dụng vấn đề này như một chiêu bài. Khiến nỗi đau mang tên chất độc màu da cam lại càng khó lành, bởi những luận điệu xuyên tạc, vô căn mà các đối tượng phản động rêu rao rằng dioxin chỉ đơn thuần là thuốc diệt cỏ, không hề có tác động đến con người và không có khả năng gây dị dạng bào thai, mà nguyên nhân do thuốc men, lương khô viện trợ kém chất lượng và tình trạng suy dinh dưỡng trong thời kỳ chiến tranh. Thậm chí các đối tượng chống phá còn xuyên tạc các chính sách của nhà nước, phủ nhận những nỗ lực của toàn xã hội đối với nạn nhân chất độc da cam.
Tuy nhiên, thực tế đã và đang chứng minh đó là những luận điệu xuyên tạc, sai trái. Bởi để xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ thiết thực với sự chung tay của cả cộng đồng. Và ngày 10/8 hằng năm đã được chọn là “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin”, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đến vấn đề chất độc da cam và những nạn nhân của chất độc này.
Việc chung tay giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam ngày càng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng 5 năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam các cấp đã vận động Quỹ đạt hơn 2.300 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng được gần 5.000 ngôi nhà Tình nghĩa, nhà Tình thương; hỗ trợ vốn sản xuất, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, thăm hỏi, tặng quà cho gia đình các nạn nhân.
Từ năm 2023 Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” đã được triển khai tại 11 địa phương. Trong đó tập trung các lĩnh vực, gồm: mở rộng các dịch vụ hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng, cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người khuyết tật; mở rộng dịch vụ xã hội, tăng cường hỗ trợ hòa nhập xã hội cho người khuyết tật; cải thiện thái độ công chúng, giảm thiểu các rào cản, bảo đảm hòa nhập xã hội.
Thấy rõ hậu quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường sinh thái và đặc biệt là đối với sức khoẻ con người, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho người có công với cách mạng cũng như người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thế hệ sau của họ có điều kiện vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh việc chăm lo đời sống, sức khỏe cho các nạn nhân chất độc da cam, công tác hướng nghiệp dạy nghề và hỗ trợ tạo sinh kế cũng được chú trọng và đạt nhiều kết quả.
Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác, học viên làm đi làm lại thật nhiều lần. Cứ thế những đường may lại thẳng hàng, vuông góc thêm một chút.
Tuy chưa được đẹp và nhanh, nhưng đó đã là sự tiến bộ mỗi ngày của các nạn nhân chất độc da cam thế hệ , đang học nghề tại Trung tâm Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam - Nơi mà những người làm công tác này không chỉ có trình độ và kỹ năng dạy nghề, mà còn có sự kiên nhẫn và sẻ chia.
Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam về vật chất và tinh thần, cùng với đó chính quyền các cấp và nhân dân luôn đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam, bằng những hoạt động thiết thực, nhằm chia sẻ khó khăn, giúp nạn nhân vượt qua nỗi đau bệnh tật, vươn lên ổn định cuộc sống.
Nhờ đó mà nhiều người không chỉ vượt lên nghịch cảnh để chăm lo cho mình và gia đình, như ông La Văn Bằng ở tỉnh Lào Cai. Với sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện đã giúp gia đình ông sớm tiếp cận vay vốn ngân hàng, phát triển mô hình vườn ao chuồng khép kín, trở thành tấm gương phát triển kinh tế ở địa phương.
Cuộc sống của ông Bằng cũng như những nạn nhân chất độc da cam đã dần ổn định. Nỗi đau do thảm họa da cam ở Việt Nam 63 năm trước cũng dần nguôi ngoai.
Nhờ những chủ trương, chính sách sát thực tiễn của Đảng, Nhà nước, cùng sự chung tay của cộng đồng đã và đang đem lại sức mạnh và niềm tin, giúp nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng là minh chứng rõ ràng, thuyết phục nhất để bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá.
Hưởng ứng tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024” với chủ đề “Thắp sáng tương lai” nhân kỷ niệm 63 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam và hưởng ứng Ngày vì Nạn nhân chất độc da cam - 10/8. Quý vị khán giả có thể ủng hộ nạn nhân chất độc da cam bằng 2 hình thức:
1. Quét mã QR/Chuyển khoản ủng hộ đến số tài khoản 1961 tại Ngân hàng Quân đội MB, chủ tài khoản: Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Thông tin ủng hộ được công khai, minh bạch trên App thiện nguyện MB hoặc website https://thiennguyen.app/user/quydacamtrunguong1.
2. Quét mã QR ủng hộ qua Ví điện tử VTC, thông tin ủng hộ được báo cáo minh bạch tại Website của chương trình: https://1400.vn/xoadiunoidaudacam.
(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
(ANTV) - Có hàng nghìn người Australia đang phải gánh vác trách nhiệm khó khăn, vừa nuôi dạy con cái vừa chăm sóc cha mẹ già, trong khi vẫn duy trì công việc được trả lương. Được mệnh danh là "thế hệ kẹp giữa", số lượng những người như thế đang gia tăng, tạo ra vấn đề cho cả cá nhân và gia đình họ.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ đối với Trương Văn Sịl (SN 1995) để điều tra về hành vi 'Giết người'.
(ANTV) - Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ won (tương đương 23,3 tỷ USD), tập trung vào việc hỗ trợ trực tiếp người dân thông qua chương trình phát tiền mặt toàn diện. Đây là chương trình hỗ trợ đầu tiên dưới thời Tổng thống Lee Jae Myung.
(ANTV) - Những tháng đầu năm 2025, cùng với sự tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và triển khai nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(ANTV) - Phần lớn khu vực miền Trung bang Texas (Mỹ) đã chứng kiến lượng mưa lớn chỉ trong vài giờ ngày 4/7, khiến mực nước các con sông dâng cao nhanh chóng và dẫn tới các trận lũ quét kinh hoàng. Giới chức địa phương cho biết tới nay đã có ít nhất 32 người bao gồm 14 trẻ em chết do lũ quét.
(ANTV) - Lợi dụng sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều đối tượng mạo danh cơ quan quản lý nhà nước gọi điện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có chứa mã độc nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 5/7, Bộ Công an phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo, lợi dụng việc sắp xếp đơn vị hành chính.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/7 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không có ý định chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Ông tiếp tục bày tỏ thất vọng với cuộc điện đàm diễn ra mới đây với người đồng cấp Nga, đồng thời hé lộ khả năng cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
(ANTV) - Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty vừa có một loạt các cuộc điện đàm trong 2 ngày qua, nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực và quốc tế để giảm leo thang căng thẳng và ổn định tình hình ở Trung Đông.
(ANTV) - Theo báo cáo của Liên hợp quốc, số lượng trẻ em phải chịu đựng những hành vi bạo lực ở các khu vực xung đột đã đạt mức kỷ lục vào năm 2024, với số vụ việc được ghi nhận tăng tới 25%. Do đó, LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ trẻ em và các bên trong xung đột "ngay lập tức chấm dứt chiến tranh chống lại trẻ em".