(ANTV) - Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có những trang đau thương khi Bắc - Nam phải tạm chia lìa. Vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, những ranh giới tạm thời đã chứng kiến biết bao cuộc chia ly, biết bao nước mắt của người Bắc kẻ Nam. Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam bị chia đôi với một hiệp ước hứa hẹn hai năm sau sẽ tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nhưng hai năm đã trở thành hai thập kỷ. Lời hẹn 2 năm thống nhất nước nhà, nối liền đôi bờ Hiền Lương, vậy mà phải mất tới 21 năm mới có thể thành hiện thực.
Thống nhất một dải non sông, khát khao ấy chảy trong huyết quản của mỗi người dân Việt Nam yêu nước, bởi “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Chu Chí Thành, phóng viên chính trị ngoại giao quân sự của Thông tấn xã Việt Nam, kể lại một kỷ niệm đặc biệt trong những ngày hòa bình được khởi sắc sau Hiệp định Paris. Trong thời gian này, có một quán “hòa hợp” trở thành nơi gặp gỡ của cả hai bên, nơi họ trao đổi và hiểu nhau hơn. Một ngày, Chu Chí Thành chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ khi nhóm lính Sài Gòn và bộ đội Giải phóng bắt tay, khoác vai nhau vui vẻ. Thấy sự gắn kết đó, anh đã bấm máy một kiểu ảnh ngay lúc đó. Sau khi chụp, một người lính Sài Gòn đã yêu cầu anh chụp thêm một tấm ảnh nữa, để lưu giữ khoảnh khắc đó với người lính Giải phóng.
Bộ ảnh “Hai người lính” được chụp vào năm 1973 bên dòng sông Thạch Hãn ghi lại một khoảnh khắc hòa bình đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh. Bộ ảnh gồm bốn bức, ghi lại cảnh một nhóm quân Giải phóng, nữ du kích và lính quân đội Cộng hòa bắt tay nhau, tươi cười trong niềm vui đoàn tụ. Nếu không nhìn vào quân phục, hai người lính này giống như những người bạn đồng trang lứa. Bộ ảnh sau này đã giành Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, trở thành biểu tượng cho khát vọng hòa bình.
Chu Chí Thành chia sẻ, lúc đó, những người lính không còn cầm súng chiến đấu nữa. Họ đã trở thành người bình thường và cuối cùng, họ đều là người Việt Nam. “Họ có tình cảm gắn bó sâu sắc mà trước đây không thể bộc lộ, chỉ đến giây phút đó mới được thể hiện,” ông nhớ lại. Khi những người lính Sài Gòn không còn muốn cầm súng, muốn làm bạn với người lính Giải phóng, đó cũng chính là thời điểm kháng chiến của chúng ta sắp kết thúc.
Đại tá Đoàn Danh Bình, chiến sĩ lái xe Trường Sơn, nhớ lại những ngày tháng khó khăn và hy sinh trong cuộc chiến. Ông chia sẻ, trên những chuyến xe Trường Sơn, họ không chỉ chở hàng hóa, mà còn mang theo niềm hy vọng về thống nhất đất nước. "Cả nước hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt, chúng tôi nghĩ đến một Việt Nam thống nhất một nhà," ông nói.
Bức ảnh về người chiến sĩ gục đầu khóc trên vai mẹ, cùng những khoảnh khắc lãnh đạo hai miền gặp gỡ sau chiến thắng, thể hiện nỗi xúc động mạnh mẽ khi đất nước hòa bình, thống nhất.
Trong bài phỏng vấn của mình, Chu Chí Thành còn chia sẻ về ý nghĩa của hòa bình và hòa hợp dân tộc. Ông nói, hầu hết các gia đình ở cả miền Bắc và miền Nam đều có con em tham gia chiến tranh, dù bên này là bộ đội, bên kia là lính Sài Gòn. Cuộc chiến đã chia cắt đất nước, khiến những người thân trở thành kẻ thù. Giờ đây, việc xóa bỏ mối thù ấy, đoàn kết lại thành một dân tộc thống nhất, là điều vô cùng quý giá. "Cuộc chiến không phải do chúng ta tự gây ra mà do sự xâm lược từ bên ngoài, chia rẽ chúng ta. Giờ đây chúng ta đã trở lại là người Việt Nam, đúng như ruột thịt của nhau," ông nhấn mạnh.
(ANTV) - Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, với thời gian nghỉ kéo dài, nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của người dân Thủ đô Hà Nội tăng cao. Một tín hiệu đáng mừng là thay vì sử dụng phương tiện cá nhân như trước kia, ngày càng nhiều người dân đã lựa chọn các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và tránh ùn tắc giao thông. Việc thay đổi thói quen này không chỉ là giải pháp giảm ùn tắc giao thông, mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của người dân với môi trường và cộng đồng.
(ANTV) - Tại Mỹ, mới đây, hàng ngàn người đã tập trung về bang New Mexico để tham gia lễ hội “Gathering of Nations” (tạm dịch: Cuộc hội ngộ của các dân tộc) lần thứ 42. Đây là một trong những lễ hội Powwow, tức sự kiện nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa và gắn kết các cộng đồng người bản địa ở châu Mỹ, có quy mô lớn nhất tại khu vực Bắc Mỹ.
(ANTV) - Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4, toàn quốc xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông; Cảnh sát giao thông ứng trực xuyên lễ xử lý 'ma men'; Tạm giữ hai thanh niên mang hung khí đập phá quán ăn; Đồng Nai: Phát hiện 4 đối tượng tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy; Tiếp nhận 23 công dân Việt Nam lao động trái phép tại Campuchia;... là những tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua.
(ANTV) - Nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tinh thần 30/4 vẫn còn mãi trong trái tim người Việt Nam. Trên không gian mạng, nơi những con người nhiều thế hệ cùng gặp nhau qua từng dòng cảm xúc, cho thấy ngày giải phóng miền Nam không chỉ là một mốc son lịch sử, mà còn là ngọn lửa truyền cảm hững bất tận về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng hòa bình.
(ANTV) - Hàng trăm trẻ nhỏ cùng cha mẹ các em mới đây đã tụ hội về Đền Senso-ji ở thủ đô Tokyo để tham gia lễ hội Naki Sumo (hay sumo khóc) với điểm nhấn là cuộc thi “bé khóc cùng sumo”, một hoạt động truyền thống đã có từ cách đây 400 năm.
(ANTV) - Tiếp tục loạt biện pháp cứng rắn nhằm vào Pakistan, Ấn Độ đã ra thông báo hàng không (NOTAM) vào đêm 30/4, tuyên bố đóng cửa không phận đối với toàn bộ máy bay đăng ký tại Pakistan và do các hãng hàng không Pakistan khai thác.
(ANTV) - Hơn một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang đề nghị kích hoạt một điều khoản khẩn cấp nhằm cho phép tăng đầu tư quốc phòng vượt mức giới hạn ngân sách chung, trong bối cảnh các nước đẩy mạnh tái vũ trang trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng.
(ANTV) - Những người lính đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất quê hương, tạc nên dáng hình đất nước. Chúng tôi vẫn nhớ một người lính đã trải qua đạn bom, sinh tử trở về, ông nói với thế hệ sau này về giá trị của độc lập, bằng giọt nước mắt khắc khoải của một người lính: Tự do, hòa bình không phải dễ. Hòa bình, phải đánh đổi bằng tuổi xuân của lớp lớp cha anh... Hòa bình, được viết nên bởi máu, bởi hoa, bởi những con người bình dị mà vĩ đại. Trong hành trình thống nhất, có một mặt trận đặc biệt quan trọng nhưng âm thầm, đó là mặt trận bảo vệ an ninh, bảo vệ từ trong lòng địch.
(ANTV) - 50 năm sau ngày giải phóng, có những ký ức không bao giờ phai mờ, như màu cờ Tổ quốc giữa mưa bom bão đạn, như bước chân người lính giữa những năm tháng khốc liệt. Trải qua bao cuộc chiến tranh, dân tộc Việt Nam đã viết nên trang sử bằng máu, nước mắt và lòng quả cảm. Thế hệ hôm nay, trong sâu thẳm trái tim mình, luôn khắc ghi lòng biết ơn với những người đã hiến dâng tuổi xuân, máu xương và cả cuộc đời để đổi lấy hòa bình, độc lập cho đất nước.
(ANTV) - Trải qua bao đau thương, hơn ai hết, người Việt Nam hiểu sâu sắc giá trị thiêng liêng của hòa bình. Trân trọng quá khứ, trân trọng lịch sử, trân trọng những người đi trước để cùng viết tiếp câu chuyện hòa bình. Câu chuyện hòa bình được các thế hệ sau tiếp nối, khát vọng hồi sinh, bằng ý chí tự cường và niềm tin mãnh liệt. Hòa bình đẹp tươi giữa đất trời Tổ quốc, bằng sự yên ấm trong từng mái nhà bình dị.