Thứ Hai, 28/07/2025 00:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Rủi ro khi giao dịch tiền số - tiền mã hoá

BT

(ANTV) - Gần đây tin tức về Bitcoin, Ethereum và nhiều loại coin khác liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, dễ khiến nhiều người tưởng rằng tiền số đã được công nhận ở Việt Nam. Thực tế, tiền số vẫn chưa được pháp luật bảo hộ, nên nếu xảy ra tranh chấp cơ quan chức năng khó có thể thể can thiệp.

Lỗ hổng này tạo điều kiện cho các nhóm lừa đảo, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia, lợi dụng việc đầu tư Bitcoin để thao túng và chiếm đoạt tài sản. Ngay cả những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm cũng không tránh khỏi hoang mang.

Anh Trần Duy Hưng, một nhà đầu tư với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền số. Dù đã có nhiều năm “lăn lộn” trên thị trường, anh vẫn không tránh khỏi những băn khoăn bởi hiện nay, tiền kỹ thuật số chưa có chế tài pháp lý bảo hộ, nên mọi giao dịch đều tiềm ẩn rủi ro lớn. Nếu có tranh chấp hay mất mát, không thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp để giải quyết. 

Thực tế cho thấy, nhiều vụ lừa đảo liên quan đến mua bán, trao đổi tiền số vẫn liên tục xảy ra. Điển hình, Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây lừa đảo tinh vi núp bóng ‘đầu tư Bitcoin’ thông qua ứng dụng UNISAT và ‘nhiệm vụ trên TikTok,’ bắt giữ 56 đối tượng. Những kẻ này lợi dụng kẽ hở pháp lý—khiến nạn nhân gặp khó khăn khi muốn tố cáo, và từ đó chúng thao túng giá theo ý muốn.

Bên cạnh đó, ngày 22/11/2023, TAND TP.HCM đã xử một vụ án ‘Sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.’ Đối tượng chiếm đoạt Bitcoin trị giá khoảng 7 tỷ đồng, nhưng toà chỉ dựa vào số tiền Việt mà chúng quy đổi (hơn 700 triệu đồng) để đưa ra mức xử lý. Kết quả là trách nhiệm pháp lý của các bị cáo thấp hơn nhiều so với thiệt hại thực tế của nạn nhân.

Ngoài ra, hàng nghìn vụ lừa đảo tiền ảo vẫn diễn ra mỗi năm, nhưng do khoảng trống pháp lý, hầu hết nạn nhân không thể lấy lại khoản tiền đã mất

Luật sư Nguyễn Đức Năng, Giám đốc Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Năng & Partner cho biết: Phân tích về khoảng trống pháp lý về tiền ảo, do không được công nhận nên mọi giao dịch đều vô hiệu.

Mặc dù Việt Nam chưa có một khung pháp lý cụ thể cho lĩnh vực tiền mã hóa, nhưng theo báo cáo của Chainalysis – công ty phân tích dữ liệu blockchain có uy tín toàn cầu – trong giai đoạn 2021–2022, nước ta vẫn xếp thứ ba trên thế giới về khối lượng giao dịch tiền số. Tuy vậy, bên cạnh những nhà đầu tư chuyên nghiệp, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ những người tham gia theo phong trào, thiếu kiến thức chuyên sâu về thị trường. Đây chính là nhóm đối tượng mà các sàn giao dịch lừa đảo thường nhắm đến để trục lợi.

Theo Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ vũ khí, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng xong khung pháp lý cho tài sản ảo và tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo trước tháng 5/2025. Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc, bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho hay, trên thế giới có nơi cấm tiền ảo, có nơi lại thả nổi. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc kỹ để vừa bảo vệ quyền lợi, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường.

Lợi nhuận thường dễ che mờ những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, một nhà đầu tư thông minh phải biết nhận diện và kiểm soát các nguy cơ khi giao dịch với một loại tiền chưa được công nhận, nhằm tự bảo vệ bản thân trước những biến động khó lường của thị trường và vô số mánh khoé lừa đảo hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm