
(ANTV) - Giá gạo trên toàn cầu đã tăng chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng 12 năm qua, đây là thông tin được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra mới đây. Chỉ số giá gạo của FAO tháng 7/2023 tăng 2,8% lên 129,7 điểm, cao hơn gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ tháng 9/2021.
Đâu là nguyên nhân dẫn tới tăng giá gạo này và tác động của tình trạng này tới an ninh lương thực thế giới, trong đó có Việt Nam ra sao?
Mời quý vị cùng tìm câu trả lời cho những vấn đề này trong mục Thế giới đa chiều tuần này của ANTV:
Trong bối cảnh điều kiện thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến mùa màng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được khơi thông, việc giá gạo thế giới tăng lên mức kỷ lục làm dấy lên lo ngại chi phí lương thực sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhiều đối với hàng tỷ người có thu nhập thấp tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tại châu Á và châu Phi.
Nguyên nhân và áp lực với người dân trên thế giới của giá gạo kỷ lục
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc giá gạo tăng cao kỷ lục vừa qua là chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 20/7 tới ngày 29/7, lần lượt Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) rồi Nga cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024 với lý do đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đang khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn.
Các nước nhập khẩu gạo phải tranh thủ đặt hàng, dẫn đến giá thị trường bị đẩy lên cao. Hiện giá gạo đã tăng từ 10% - 15% so với trước khi có lệnh cấm. Động thái này của các nước, đặc biệt là cường quốc xuất khẩu gạo Ấn Độ, đang tác động mạnh tới tâm lý của người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh lương thực toàn cầu về lâu dài.
Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu và El Nino có thể làm trầm trọng thêm rủi ro đối với các nhà xuất khẩu gạo chính. Một nghiên cứu khoa học cho thấy lúa là loại cây trồng dễ bị tổn thương, cũng như có khả năng mất mùa cao nhất do hiện tượng thời tiết này.
Theo Bloomberg, gạo là lương thực rất quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người châu Á và châu Phi. Gạo đóng góp tới 60% tổng lượng calo cho người dân ở các vùng của Đông Nam Á và châu Phi, và tỷ lệ này chạm ngưỡng 70% ở một vài quốc gia như Bangladesh.
Giá gạo trên đà tăng trong bối cảnh nguồn cung lương thực trên toàn cầu đối mặt nguy cơ thiếu hụt do điều kiện cực đoan ảnh hưởng đến mùa màng, tác động của các cuộc xung đột vũ trang, cũng như việc một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% thương mại gạo - tháng trước cấm xuất khẩu một số loại gạo để đảm bảo tình hình nội địa. Việc giá gạo tăng làm dấy lên lo ngại chi phí lương thực sẽ đắt đỏ hơn, gây áp lực lên người thu nhập thấp.
Ngay lúc này, tại châu Phi, cuộc khủng hoảng lương thực đang đặt ra ngày càng nhiều thách thức. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, cứ trung bình 36 giây lại có một người chết đói ở Ethiopia, Kenya và Somalia.
Tại Niger, hạn hán tái diễn và lũ lụt thảm khốc, kết hợp với bối cảnh chính trị bất ổn khiến sản lượng ngũ cốc giảm gần 40%.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo được đưa ra trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang bấp bênh do thời tiết khắc nghiệt và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Hơn nữa, lệnh cấm lại xuất hiện sau khi năm 2022, có tới 783 triệu người đói ăn do hậu quả của xung đột, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Do đó, đây mới chỉ là chương đầu cho những khó khăn mà nhóm người nghèo nhất thế giới sắp phải trải qua.
Biến khủng hoảng thành cơ hội với lĩnh vực xuất khẩu gạo tại một số quốc gia
Nhiều quan điểm cho rằng, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và 1 số nước đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại nhận định có thể biến khủng hoảng thành cơ hội.
Vốn là quốc gia sản xuất gạo hàng đầu, động thái của Ấn Độ đã khiến giá gạo tăng cao trên thị trường khi người mua chuyển sang tìm nguồn cung thay thế từ Việt Nam và Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong thời gian gần đây do lo ngại về nguồn cung. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên 550 - 575 USD/tấn vào ngày 27/7, mức cao nhất kể từ năm 2011, từ mức 515 - 525 USD/tấn một tuần trước.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa cho biết, đến hết tháng 7.2023, Việt Nam đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỉ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Quyết định cấm xuất khẩu gạo của một số nước được nhận định là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, tuy nhiên, cũng đặt ra các thách thức về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Tại Thái Lan, BangkokPost trích dẫn số liệu của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thông tin, giá gạo 5% tấm của nước này ngày 9/8 đã lên 648 USD một tấn, đánh dấu mức giá cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 2008.
So với một tháng trước, giá đã tăng khoảng 20%. Giá này được coi là tham chiếu giá gạo trong khu vực châu Á.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo ở một số nước vừa qua có thể dẫn tới tình hình an ninh lương thực thế giới diễn biến xấu đi nếu giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung không được bình ổn, vào thời điểm cuộc xung đột ở Ukraine khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua ngả biển Đen bị gián đoạn.
Trước thực trạng đáng báo động trên, các tổ chức quốc tế, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gần đây đã và đang liên tục kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để vượt qua cú sốc chưa từng có đối với hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay.
(ANTV) - Nếu đến quốc gia Tây Âu vào thời điểm này, đâu đâu quý vị nhìn thấy trong khu rừng Hallerbos đều là biển hoa chuông xanh. Những bông hoa tươi đẹp đang nở rộ thu hút đông đảo du khách đến thăm quan. Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng lấn át thiên nhiên, rừng hoa chuông không chỉ là một địa điểm du lịch. Đó là một biểu tượng tinh tế về mối giao hòa giữa con người và môi trường, một nơi chốn để lắng đọng, để sống chậm lại và cảm nhận mùa Xuân một cách thuần khiết nhất.
(ANTV) - Ông Steve Witkoff, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã có chuyến thăm Moskva vào ngày hôm qua và có cuộc đối thoại kéo dài hơn 3 giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tình hình chiến sự ở Ukraine và quan hệ Nga-Mỹ. Cố vấn Điện Kremlin Yuri Ushakov đánh giá, cuộc gặp đã diễn ra trong bầu không khí mang tính xây dựng và giúp thu hẹp bất đồng giữa Moskva và Washington. Đáng chú ý, 2 bên cũng thảo luận về khả năng đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine.
(ANTV) - Một trận động đất có độ lớn 6,3 đã xảy ra tại tỉnh Esmeraldas, vùng Tây Bắc Ecuador vào sáng sớm ngày hôm qua (giờ địa phương), gây thương tích cho ít nhất 20 người và khiến 135 gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
(ANTV) - Giữa bối cảnh chiến sự kéo dài và khốc liệt ở Dải Gaza, những bệnh nhân suy thận – những người cần điều trị lọc máu định kỳ để duy trì sự sống – đang phải đối mặt với nguy cơ tử vong ngày càng cao do thiếu thiết bị, thuốc men và nước sạch.
(ANTV) - Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Gaza, Phong trào Hồi giáo Hamas đang tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán chuyên sâu với Israel. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến thăm khu vực Trung Đông vào tháng 5 tới.
(ANTV) - Đề xuất bổ sung miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi, hỗ trợ học phí trường dân lập; Người già có thể nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7; TP HCM: Miễn toàn bộ vé trên 133 tuyến xe buýt...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Từ năm 2009 đến nay, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã 10 lần ký quyết định đặc xá cho gần 100.000 phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt trở về với gia đình, cộng đồng làm công dân có ích cho xã hội. Hầu hết người được đặc xá trở về đã nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định và làm ăn lương thiện, nhiều người trong số họ đã trở thành doanh nhân thành đạt hoặc tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, tỷ lệ người được đặc xá tái phạm tội là rất thấp…Nhiều chính sách hỗ trợ, giúp người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng được lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm, chỉ đạo.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa tạm giữ hình sự đối tượng Hà Thị Thu Thủy, trú TP Buôn Ma Thuột. Đối tượng này đã làm giả giấy trúng xét tuyển chuyên nghiệp vào lực lượng công an để lừa chiếm đoạt hơn 540 triệu đồng của người dân.
(ANTV) - Vươn khơi, bám biển không chỉ là hành trình mưu sinh đầy vất vả của ngư dân trên biển, mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy lâu nay người ta vẫn thường ví mỗi ngư dân như một chiến sĩ không súng.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nam Định phối hợp Chi cục Hải quan Nam Định vừa bắt giữ 2 đối tượng Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Ba, trú huyện Trực Ninh có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy và vũ khí quân dụng.