Thứ Sáu, 25/04/2025 20:44 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Chương trình giúp trẻ em học cách tự vệ trước động vật hoang dã tại Zimbabwe

BT

(ANTV) - Tại Zimbabwe, hiện nay, sự gia tăng các hoạt động của động vật hoang dã đang khiến nhiều cộng đồng lo ngại, trong bối cảnh nhiều trẻ em phải đi bộ đến trường và tiềm ẩn những nguy cơ có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, chính quyền Zimbabwe đang kết hợp với các khu bảo tồn để tạo ra một chương trình đào tạo cho các em học sinh về những cách nhận biết nguy hiểm và tự vệ, phòng trường hợp khi bị thú dữ tấn công.

Khu bảo tồn Save Valley rộng lớn là nơi trú ẩn cho động vật hoang dã của Zimbabwe, với diện tích lên tới 750.000 mẫu Anh. Tuy nhiên, nơi đây đang chứng kiến sự xung đột của các loài động vật hoang dã với con người.

Tại khu vực rừng rậm này, hạn hán xảy ra thường xuyên do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu do con người gây ra, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và nước, khiến con người và động vật phải cạnh tranh để tìm kiếm tài nguyên.

Động vật hoang dã đang đến gần con người một cách nguy hiểm và hành trình đến trường ngày càng trở nên nguy hiểm đối với trẻ em. Một số trẻ phải đi bộ hàng dặm mỗi ngày qua những con đường mòn và khu rừng rậm rạp, nơi có thể có những loài động vật nguy hiểm ẩn náu. Để thích nghi, trẻ em hiện đang được học những bài học cơ bản về hành vi của động vật.

Em Esther Bote, học sinh cho biết, đường đến trường luôn là một trải nghiệm đáng sợ vì chúng em phải đi qua những khu rừng rậm, đôi khi chúng em còn nhìn thấy dấu chân của các loài động vật. Chúng em đã được học những chiến lược để cùng tồn tại với động vật hoang dã, cách xử lý khi gặp thú dữ, cách đọc hướng gió, sử dụng cát và nhiều thứ khác... Chúng em luôn sợ hãi và cảm thấy không an toàn khi đến trường bởi chúng em nhìn thấy những dấu chân và biết rằng những chú voi vẫn còn ở xung quanh.

Anh Dingani magusu, Quản lý liên lạc cộng đồng tại Save Valley Conservancy cho biết, trong cộng đồng, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em. Đó là khi các em đi học, đi lấy nước, lấy củi... Đây là lý do tại sao chương trình của chúng tôi nhắm đến các trường học. Chương trình cụ thể này có thể giúp các em nhận biết thói quen, tập tính của các loài động vật và cách xử lý khi gặp nguy hiểm. Chúng tôi đang cố gắng truyền đạt ý thức sở hữu cho các em, để các em không coi các loài động vật là kẻ thù mà là những điều có lợi cho cộng đồng, cần được tôn trọng.

Mặc dù chưa có dữ liệu cụ thể về hiệu quả của sáng kiến ​​này, tuy nhiên, một số trường học đã sử dụng sáng kiến ​​này để thuyết phục một số phụ huynh thay đổi thái độ của họ. Trong khi đó, các nhà quản lý trường học ở các vùng nông thôn bị ảnh hưởng thường cũng buộc phải hoãn giờ bắt đầu lớp học và kết thúc giờ học sớm hơn để các em có thể đi bộ vào ban ngày, giảm khả năng bị thú dữ tấn công.

Theo Cơ quan quản lý công viên quốc gia và động vật hoang dã Zimbabwe, con người ngày càng bị buộc phải chung sống với động vật hoang dã bởi tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu khiến các loài động vật thường xuyên xâm nhập vào cộng đồng để tìm kiếm thức ăn và nước uống. Các nhà chức trách cho biết họ đã nhận được từ 3.000 đến 4.000 cuộc gọi cầu cứu từ các cộng đồng đang phải đối mặt với động vật hoang dã trong ba năm qua, so với khoảng 900 cuộc gọi vào năm 2018.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Pháp luật 25/04/2025

(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 25/4 cho biết, đang điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất lớn, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, các đối tượng trong đường dây này đã nhắm vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh.

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến vụ TNGT xảy ra vào sáng ngày 12/4 tại ngã ba đường Trần Quang Khải và đường Võ Khắc Triển, thuộc địa phận phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.

Xem thêm