Thứ Sáu, 25/04/2025 21:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Dự án biến rác thải đại dương thành đồ nội thất

(ANTV) - Rác thải nhựa đã tàn phá đại dương trong nhiều thập kỷ khiến môi trường biển và sự sống của các sinh vật biển bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh việc vận động thu gom rác, làm sạch môi trường biển. Giờ đây, trên khắp thế giới, rất nhiều dự án tái chế rác thải biển xuất hiện và nhanh chóng lan rộng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân các nước. Mới đây, một nhóm các tình nguyện viên cùng các doanh nghiệp ở Malaysia đã sáng tạo ra cách làm khá hoàn hảo để tái chế rác thải nhựa đại dương.

Các tình nguyện viên, phần lớn là thành viên trong một gia đình cứ đều đặn mỗi dịp cuối tuần lại có mặt ở đảo Tiomanto, một hòn đảo nghỉ dưỡng của Malaysia. Nhiệm vụ họ tự đặt ra đó là thu gom càng nhiều rác thải nhựa càng tốt. Trên con thuyền có tên “Sea Monkey” tạm dịch là những con khỉ biển, các tình nguyện viên sẽ ra khơi và vớt các loại chai, lọ nhựa nằm bên dưới đáy biển. Ngoài ra, số rác thải khổng lồ trên mặt biển cũng là thách thức không hề nhỏ đối với họ.

Sau khi được thu gom, toàn bộ số rác thải này sẽ được đưa vào quy trình xử lý và tái chế thành phụ kiện cho xe ô tô, đồ gia dụng hoặc nội thất.

Em Sydney Steedland, người sáng lập dự án The Sea Monkey cho biết: "Ngày nay, mọi thứ đều được bọc bằng túi nilon, hoặc các vật liệu nhựa. Đây là loại vật liệu cực khó phân hủy. Do đó, em nghĩ rằng việc tái chế, ít nhiều gì sẽ giúp bảo vệ môi trường, và tái chế cũng sẽ tạo ra tiền cho mọi người nữa. Trong khi mọi người chưa thể ngừng sử dụng đồ nhựa một lần ngay lập tức, thì chúng ta phải tìm cách để xử lý những rác nhựa đang tồn tại trong môi trường."

Công ty Heng Hiap có trụ sở tại bang Johor, miền nam Malaysia, là một trong những công ty đang làm việc tích cực với các nhà hoạt động vì môi trường để thu thập và xử lý rác thải nhựa trên các vùng biển ở Malaysia. Công ty đã hoạt động 17 năm, xử lý hơn 60.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm, 1.200 tấn trong đó là rác thải đại dương được mua lại từ dự án The Sea Monkey.

Ông Seah Kian Hoe, Giám đốc công ty Heng Hiap cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rác thải đại dương là vấn đề rất nghiêm trọng, do đó chúng tôi đã tập trung vào xử lý loại rác thải này. Và chúng tôi đã tạo ra các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm dành cho người tiêu dùng yêu môi trường, bao gồm các loại từ đồ gia dụng, thiết bị điện cho tới phụ tùng ô tô."

Nguyên liệu nhựa được tái chế từ công ty Heng Hiap được đưa tới hàng chục công ty trên khắp đất nước. Tại đây, chúng được đưa vào quy trình sản xuất, và trở thành sản phẩm giá trị sử dụng như đồ chơi, đồ dùng gia đình, hộp đựng mỹ phẩm.

Một trong những ứng dụng được ra đời từ rác thải đại dương là đồ nội thất. KIAN, một trong những công ty nội thất đã rất thành công với phân khúc sản phẩm này. Hàng trăm chiếc ghế được làm từ rác thải nhựa đã được đưa vào sử dụng tại những nhà hàng và khách sạn trên khắp đất nước.

Bà Irene Lim, Quản lý nhãn hiệu nội thất KIAN cho biết: "Toàn bộ vật liệu đều là rác thải nhựa, đa phần là hộp đựng sữa chua. Do đó chúng có độ bền cao hơn so với các chai nhựa đựng nước mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Khi hộp nhựa được lấy về, chúng được đưa vào máy nghiền để tạo ra các thanh nhựa, sau đó chúng tôi sử dụng máy uốn ghế để tạo ra những chiếc ghế bắt mắt như thế này."

Mới đây, công ty KIAN đã triển khai một chiến dịch kích cầu tiêu dùng, khi bán mỗi chiếc ghế với giá chỉ 77.5 USD. Chiến dịch được triển khai với hi vọng, mang lại nguồn thu cho công ty khi tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bà Irene Lim, Quản lý nhãn hiệu nội thất KIAN cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là một thế giới tốt đẹp hơn. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng chúng tôi tin tưởng điều này sẽ đến. Khi mọi người cùng quan tâm đến trái đất và khi nhiều hành động được chung tay thực hiện như những gì chúng tôi đang làm, tôi tin môi trường sẽ được cải thiện.”

Theo báo cáo của Tổ Chức Quốc Tế Về Bảo Tồn Thiên Nhiên, trong số 6 nước Châu Á thải ra nhiều rác thải nhựa nhất, Malaysia nằm ở vị trí đầu bảng, với khối lượng trung bình 16 kg rác thải nhựa trên đầu người mỗi năm. Các nước nằm trong báo cáo bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Trên bình diện toàn cầu, khối lượng rác thải nhựa bị đổ vào đại dương ước tính sẽ tăng gấp bốn lần từ năm 2010 đến năm 2050, có nghĩa là rác thải nhựa được dự báo sẽ nhiều hơn so với cá trong các đại dương vào giữa thế kỷ này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Pháp luật 25/04/2025

(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 25/4 cho biết, đang điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất lớn, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, các đối tượng trong đường dây này đã nhắm vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh.

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến vụ TNGT xảy ra vào sáng ngày 12/4 tại ngã ba đường Trần Quang Khải và đường Võ Khắc Triển, thuộc địa phận phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.

Xem thêm