(ANTV) - Biến nước biển thành nước sạch, có thể uống được, là một giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nước ngày càng tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình khử muối, bao gồm loại bỏ muối và các khoáng chất khác trong nước biển, lại rất tốn năng lượng. Để khắc phục vấn đề này, Công ty Waterise của Na Uy vừa qua tuyên bố đã có giải pháp.
Theo thống kê, nhu cầu về nguồn nước ngày càng tăng và có hàng tỷ người phụ thuộc vào quá trình khử muối nước biển theo nhiều cách thức trên Trái đất.
Việc loại bỏ muối ra khỏi nước biển tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Thế nhưng có rất nhiều người trên khắp thế giới phải sống dựa vào quá trình này hàng ngày.
Và dữ liệu gần đây cho thấy thế giới ngày càng đòi hỏi nhiều nước hơn trong những thập kỷ tới.
Để giải quyết tình trạng trên, Waterise - một công ty có trụ sở tại Na Uy - tuyên bố đã tìm ra giải pháp. Công ty này đã phát triển một phương pháp xử lý nước sâu mà họ cho biết có thể cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng để khử muối nước biển tới 40%.
Ông Neils Petter Wright - Giám đốc điều hành của công ty Waterise, Na Uy cho biết: "Chúng tôi đang kết hợp hai công nghệ khử muối, gồm công nghệ hiện có được cải tiến và một cách thức thông minh hơn để thực hiện khử muối gọi là RO (thẩm thấu ngược)”.
RO hay thẩm thấu ngược là công nghệ đẩy nước qua màng mịn để tách muối. Quá trình này cũng cần sử dụng nhiều năng lượng nhưng điểm khác biệt là nó có thể hút nước từ độ sâu hàng trăm feet dưới biển.
Đại diện Waterise cho biết công nghệ của công ty còn sử dụng áp suất thủy tĩnh. Áp suất nước tỷ lệ thuận với độ sâu, vì vậy thông thường, khá nhiều năng lượng được sử dụng để dẫn nước biển vào đất liền. Tuy nhiên, công nghệ mới của Waterise khiến công việc này trở nên dễ dàng hơn.
Ông Neils Petter Wright - Giám đốc điều hành của công ty Waterise, Na Uy cho biết thêm: "Chúng tôi đang sử dụng áp suất thủy tĩnh và sử dụng một máy bơm hiện đại để hút nước biển dưới sâu. Sau khi chúng tôi hạ máy bơm xuống dưới biển và khởi động vài phút, nước biển được hút lên nhanh chóng và dễ dàng."
Trước kia, hầu hết các dự án khử muối nước biển công suất cao trên thế giới đều ở Trung Đông, nơi giá năng lượng rẻ hơn và các quy định về môi trường lỏng lẻo hơn các nước khác. Giờ đây, Waterise cho biết công nghệ của họ giúp giảm tới 90% nhu cầu về đất ven biển. Công ty có thể sản xuất 50 triệu lít nước ngọt mỗi ngày, đủ để cung cấp cho một thành phố có hàng trăm nghìn người.
Ông Neils Petter Wright - Giám đốc điều hành của công ty Waterise, Na Uy nói: "Điểm khởi đầu tiêu chuẩn của chúng tôi là sản xuất 50 triệu lít nước ngọt mỗi ngày, đủ để cung cấp cho gần một nửa số người dân tại thủ đô Ốt-xlô (Oslo) của Na Uy.”
Đại diện Waterise cũng cho hay công ty đã xây dựng hai cơ sở tại thành phố Oslo, đồng thời có kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác trên toàn cầu.
Ô nhiễm leo thang, hạn hán kỷ lục và các tầng chứa nước ngầm bị thu hẹp chỉ là một số nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Dữ liệu được công bố gần đây từ Viện Tài nguyên Thế giới ước tính một phần ba GDP toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng vì nhu cầu với nguồn nước tăng cao vào năm 2050.
(ANTV) - Sáng 25/4, Công an TP.HCM tổ chức khánh thành công trình bích họa “Việt Nam tươi đẹp” lần thứ 19. Đây là công trình nghệ thuật đặc biệt hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày truyền thống lực lượng CAND Việt Nam; 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
(ANTV) - Hãng thông tấn TASS ngày 25/4 cho biết Tổng thống Mỹ Donald cho rằng việc Ukraine bày tỏ mong muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là yếu tố dẫn đến cuộc xung đột hiện nay với Nga.
(ANTV) - Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan cho biết, một máy bay của lực lượng này đã bị rơi trong khi thực hiện một nhiệm vụ bay thử nghiệm ở huyện Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền trung Thái Lan.
(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch ngày 24/5 là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.
(ANTV) - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 24/5 tuyên bố, tiến trình đàm phán hòa bình với Ukraine "đang đi đúng hướng", song nhấn mạnh vẫn còn những điểm then chốt cần được làm rõ.
(ANTV) - Lực lượng CSHS Công an tỉnh Bình Dương không ngừng rèn luyện, phấn đấu, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần quan trọng cùng lực lượng Công an tỉnh giữ vững ổn định tình hình ANTT trên địa bàn, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
(ANTV) - Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện chính trị trọng đại, có quy mô cấp quốc gia, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam, cơ quan thường trực tại TP.HCM chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối đối tượng cảnh vệ và các hoạt động kỷ niệm.
(ANTV) - Lần đầu tiên tham gia hợp luyện chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, 1.000 chiến sỹ trẻ trong Đoàn Nghệ thuật trống hội của Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an đã trình diễn những tiết mục đầy ấn tượng. Với lòng tự hào dân tộc và quyết tâm cao, tất cả mong chờ được đóng góp vào thành công chung của lễ kỷ niệm.
(ANTV) - Sáng 25/4, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tham dự lễ kỷ niệm có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.
(ANTV) - Tối 25/4, diễn ra buổi Sơ duyệt cấp Nhà nước lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại tuyến đường Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Buổi sơ duyệt với gần 40 khối thuộc các lực lượng. Để phục vụ cho buổi sơ duyệt, TP Hồ Chí Minh đã cấm lưu thông, phân luồng giao thông lại ở một số tuyến đường.