Thứ Hai, 28/07/2025 01:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Hệ thống chữ nổi giúp thay đổi cuộc sống người khiếm thị ở Mali

(ANTV) - Chữ nổi từ lâu đã được biết đến là công cụ hỗ trợ cho những người khuyết tật thị giác trong việc đọc sách, viết chữ. Hệ thống chữ nổi được Louis Braille phát minh ra vào khoảng thập niên 1820. Không may bị khiếm thị từ khi mới 3 tuổi, nhưng với tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu của mình, Braille luôn cố gắng tìm ra cách để bản thân cũng như những người có cùng hoàn cảnh với mình có thể tiếp cận tri thức thông qua việc đọc sách, thay vì chỉ dùng tai để lắng nghe.

Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, hệ thống chữ nổi của Louis Braille chính thức được thế giới công nhận vào năm 1895 và người ta đã lấy tên ông đặt cho hệ thống chữ cái đặc biệt này, như một lời tri ân vì phát minh vĩ đại. Và cho đến nay, hệ thống chữ nổi Braille thực sự đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người khiếm thị trên toàn thế giới. Tại Mali, Braille không chỉ mở ra cánh cửa tri thức, mà còn giúp họ tiếp cận công việc và sống hòa nhập hơn với cộng đồng.

Trong một văn phòng nhỏ tại Bamako, thủ đô của Mali, anh Amadou Ndiaye – người mất thị lực từ nhỏ – vẫn ngày ngày miệt mài làm việc, đọc tài liệu bằng tay. Là một nhân viên xã hội, Amadou cho rằng chữ nổi Braille không chỉ giúp anh biết đọc, mà còn nuôi dưỡng đam mê âm nhạc từ những ngày đầu chạm tay vào con chữ. Với anh, chính nhờ cảm nhận từng ký tự trên mặt giấy mà âm thanh của cây đàn guitar trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Amadou từng là học viên của Viện Người Khiếm Thị Mali – một nơi đặc biệt, nơi chữ nổi Braille trở thành công cụ quan trọng giúp học sinh khiếm thị vượt qua rào cản học tập, thi cử, và tiếp cận đại học như bao người khác. Anh kể rằng, chữ nổi không chỉ giúp anh đọc và viết, mà còn mở ra cánh cửa để hòa nhập xã hội, khẳng định rằng mình cũng có thể làm được như bao người bình thường khác.

Tại ngôi trường này, thầy giáo Ali Moustapha Dicko – cũng là người khiếm thị – mỗi ngày vẫn kiên trì soạn bài giảng bằng chiếc máy đánh chữ đặc biệt. Anh là người truyền cảm hứng, là minh chứng sống cho khả năng tiếp cận tri thức của người khiếm thị. Tuy nhiên, điều khiến thầy trăn trở nhất là tình trạng thiếu nghiêm trọng tài liệu giảng dạy bằng chữ nổi. Có lớp học chỉ có duy nhất một cuốn sách dùng chung cho hàng chục học sinh. Với anh, một học viên cần có một cuốn sách để học tập, để viết, để cảm nhận tri thức như bất kỳ ai khác.

Mali – quốc gia Tây Phi với hơn 20 triệu dân – đã và đang nỗ lực để người khiếm thị được hòa nhập vào đời sống. Tuy nhiên, theo Tổ chức hỗ trợ người khiếm thị Sightsavers, hiện nay vẫn có hơn 170.000 người khiếm thị tại Mali với cơ hội giáo dục và việc làm còn rất hạn chế. Những người như Amadou và thầy Dicko đang từng ngày vượt qua khó khăn bằng sự kiên trì và lòng tin vào sức mạnh của tri thức.

Trong bối cảnh đó, công nghệ hiện đại được xem là một trợ thủ đắc lực, hỗ trợ người khiếm thị tiếp cận thông tin, học tập, và làm việc. Tuy nhiên, theo anh Moussa Mbengue – đại diện của Tổ chức Sightsavers – công nghệ không thể thay thế Braille, mà chỉ đóng vai trò bổ trợ. Trong khi thiết bị tổng hợp giọng nói và âm thanh mang đến sự hỗ trợ kịp thời, chữ nổi Braille vẫn là phương tiện chính để người khiếm thị đọc, viết và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và chủ động.

Thầy Ali Moustapha Dicko nhấn mạnh, việc học chữ nổi cũng giống như người bình thường học chữ viết. Học sinh khiếm thị cũng phải trải qua các bài kiểm tra học thuật, đọc hiểu và viết bài như mọi người. Và chính chữ Braille là công cụ quan trọng giúp họ vươn tới những tầng kiến thức khác nhau, mở ra nhiều cơ hội hơn trong hành trình tìm kiếm việc làm và xây dựng cuộc sống tự lập.

Đối với nhiều người, chữ Braille có thể chỉ là những chấm nhỏ vô nghĩa trên mặt giấy. Nhưng với anh Amadou, với thầy Dicko, và hàng trăm học sinh khiếm thị tại Mali, đó chính là khởi đầu của hy vọng. Là con đường mở ra tri thức, là nhịp cầu kết nối với tương lai, và là minh chứng rằng chỉ cần được trao cơ hội, ai cũng có thể vươn lên, vượt qua mọi giới hạn của bản thân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm