
(ANTV) - Những người sống bằng nghề nhặt rác tại bãi rác lớn nhất ở Kenya đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm ung thư và vô sinh. Họ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, nhóm người vốn phải được hưởng ưu tiên về chăm sóc sức khỏe thì nay lại phải bán sức chỉ để kiếm chút tiền ít ỏi, trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Rõ ràng, trước sức ép ô nhiễm ngày một lớn từ các bãi rác thải, đội ngũ nhân công nhặt rác đang cho thấy vai trò thiết yếu hơn bao giờ hết. Họ góp phần phân loại rác, vật liệu tái chế hiệu quả hơn cả các hệ thống quản lý rác thải quy mô. Thế nhưng tới nay, nghề này vẫn được xem là loại hình lao động tự do, không được hỗ trợ quyền lợi và gần như bị đặt ngoài rìa xã hội.
Khi Winnie Wanjira lục lọi tìm chai nhựa giữa hàng đống rác thải tại bãi chứa rác khổng lồ Dandora (ngoại ô thủ đô Nairobi, Kenya), thứ cô lo sợ nhất không phải kim tiêm y tế hay mảnh vụn kim loại bị vứt ngổn ngang. Người phụ nữ làm công việc nhặt rác suốt nhiều năm cũng đã quen với ánh mặt trời oi bức. Nhưng có một nguyên nhân đáng ngại hơn khiến Wanjira, dù chỉ vừa bước qua tuổi 36, thấy mệt mỏi mỗi ngày.
Chị Winfred Wanjira, người nhặt rác bày tỏ: Tôi bị mất rất nhiều máu. Máu còn có màu nâu đen bất thường. Tôi không đủ sức đi làm, thậm chí bước ra khỏi nhà. Bãi rác ấy đang giết chết cơ thể tôi.
Dẫu biết là nguy hiểm, thế nhưng người phụ này hàng ngày vẫn phải ngụp lặn trong núi rác độc hại để kiếm tiền nuôi 6 đứa con...
Chị Winfred Wanjira, người nhặt rác cho biết thêm: Nhiều người sảy thai một cách bất ngờ chỉ nghĩ là do làm việc nặng nhọc thôi. Các chuyên gia y tế đã khuyên chúng tôi ngừng làm việc tại bãi rác, nhưng tôi biết kiếm tiền ở đâu nếu tôi ngừng làm việc ở đây. Các con tôi sẽ đói khát.
Suốt hàng năm liền, khói cay phát sinh từ hoạt động đốt rác đã bao trùm Dandora. Trong những ngày lộng gió, từng cuộn khói đen nhanh chóng lan sang khu dân cư liền kề. Biết rõ là độc hại, nhưng đây lại là nơi mưu sinh của những người dân nghèo. Họ bới rác để tìm những mảnh nhựa, thủy tinh, thậm chí là rác thải y tế hay bất cứ thứ gì có thể tái chế được.
Bà Mariam Makeba - Người nhặt rác chia sẻ: Chúng tôi không có đồ bảo hộ gì, kể cả giày cao su nên đôi khi chúng tôi bị thủy tinh cứa vào chân tay, khổ lắm.
Theo một thống kê không chính thức, hiện tại có khoảng hơn 10 nghìn phụ nữ và trẻ em Kenya đang kiếm sống từ bãi rác này. Bất chấp tòa án Môi trường và Đất đai Kenya ra lệnh đóng cửa bãi thải vào tháng 7/2021, nơi này vẫn tiếp tục hoạt động.
Trong khi đó, trên thế giới ước tính có khoảng 20 triệu lao động hành nghề nhặt rác, tiêu biểu như tại Ghana và Ấn Độ - những đất nước hiện vẫn chật vật với “bài toán” đói nghèo. Nhiều khả năng, họ đang hứng chịu rủi ro sức khỏe tương tự các nhân công ở Dandora.
Theo bà Jacqueline Naulikha - Chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Đại học Maasai Mara, Kenya: Chì và thủy ngân là những kim loại nặng trong rác thải khi đốt chúng. Khi những người phụ nữ hít vào, chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây ung thư nữa. Nhiều người không biết đã mắc ung thư.
Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc yêu cầu các quốc gia, trong đó có Kenya phải có nhiều biện pháp quản lý và xử lý rác thải nhựa hơn nữa. Nhưng từ giờ đến khi các biện pháp mới được áp dụng, và dù biết những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi làm việc ở các bãi rác này, thì nhiều người đành buộc phải chấp nhận, bởi đó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình./.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.
(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.
(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.
(ANTV) - Liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc trên không gian mạng thông qua trang web bong88 với quy mô khoảng 350 tỷ đồng, trong giai đoạn 2 của chuyên án, Cơ quan CSĐT, Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố 14 bị can, trong đó bắt tạm giam 10 đối tượng
(ANTV) - Từ ngày 5/9 tới, quy định bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Bộ Tài chính sẽ chính thức có hiệu lực.
(ANTV) - Xu hướng đào thải đang xuất hiện rõ rệt sàn trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.
(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.
(ANTV) - Chiều 27/7, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú (TP Cần Thơ) cho biết, Công an xã đã có báo cáo kết quả xác minh ban đầu việc người phụ nữ đánh đập cháu bé bán vé số dạo.