(ANTV) - 60.000 người tị nạn Sudan, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã tràn qua biên giới kể từ khi nội chiến nổ ra vào ngày 15/4 để tìm kiếm sự an toàn ở Cộng hòa Chad. Tuy nhiên, dù bảo toàn được tính mạng trước những nguy cơ từ xung đột, những người tị nạn Sudan cũng không thể thoát khỏi mối nguy từ tình trạng biến đổi khí hậu. Đợt nắng nóng khắc nghiệt gần đây đang khiến cho nguồn nước khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người tị nạn.
Những hàng dài người tị nạn Sudan có cả phụ nữ và cả trẻ em đang chờ đợi để đổ đầy những can nước. Có khi họ phải mất tới 6 tiếng đồng hồ xếp hàng mà cũng chỉ có thể lấy được một can nước. Nhiệt độ cao trong đợt nắng nóng diện rộng tháng 7 này đã khiến cho nguồn nước sinh hoạt tại các trại tị nạn ở Cộng hòa Chad trở nên khan hiếm nghiêm trọng.
Chị Eve, Người tị nạn Sudan cho biết: “Suốt cả ngày ở đây đều có người chờ đợi để được lấy nước. Trời thì nóng bức. Dù ở ngoài trời hay ngồi trong lều, lúc nào cũng cảm thấy cái nóng hầm hập thổi vào mặt”.
Những can nước như thế này chỉ đủ để uống và phục vụ việc nấu ăn. Những người dân ở đây phải tiết kiệm đến mức tối đa các nhu cầu khác của bản thân, như việc tắm rửa hoặc đi vệ sinh chẳng hạn.
Chị Buthaina, Người tị nạn Sudan nói: “Hiện tại, chúng tôi có nước để uống, nhưng không có nước cho nhà vệ sinh hoặc những nhu cầu khác. Chúng tôi mong có được sự giúp đỡ để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt”.
Chad là một trong những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới. Tại đây, sa mạc bằng phẳng với những bụi cây rải rác. Nước chủ yếu được lấy từ những giếng đào trên vùng đất khô cằn.
Chad có chung đường biên giới dài 1.400 km với Sudan, đang phải vật lộn để đối phó trước làn sóng người tị nạn từ Darfur. Trong khi đó, theo Chương trình Lương thực Thế giới, ngay tại Cộng hòa Chad, cũng đang có khoảng 2,3 triệu người cần viện trợ khẩn cấp.
Nam Cực mất lượng băng bằng diện tích của Argentina
Trong khi Bắc bán cầu đang vật lộn dưới đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa hè, thì ở phía Nam vẫn còn chìm đắm trong mùa đông. Tuy nhiên, năm nay, một kỷ lục khí hậu đáng lo ngại khác đang bị phá vỡ. Lớp băng bề mặt ở Nam Cực đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy vào thời điểm này trong năm.
Theo dữ liệu từ Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC), diện tích băng rộng khoảng 1,6 triệu km2, dưới mức thấp kỷ lục mùa đông trước đó được thiết lập vào năm 2022. Vào giữa tháng 7, băng biển ở Nam Cực thấp hơn 2,6 triệu kilômét vuông so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010. Diện tích này rộng gần bằng diện tích của Argentina. Hiện tượng này đã được một số nhà khoa học mô tả là ngoại lệ và hiếm gặp, có khả năng hàng triệu năm mới xảy ra một lần.
Băng biển ở Nam Cực góp phần điều chỉnh nhiệt độ của hành tinh. Điều này có nghĩa là sự biến mất của nó có thể gây ra các tác động theo tầng vượt ra ngoài lục địa.
(ANTV) - Hãng thông tấn TASS ngày 25/4 cho biết Tổng thống Mỹ Donald cho rằng việc Ukraine bày tỏ mong muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là yếu tố dẫn đến cuộc xung đột hiện nay với Nga.
(ANTV) - Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan cho biết, một máy bay của lực lượng này đã bị rơi trong khi thực hiện một nhiệm vụ bay thử nghiệm ở huyện Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền trung Thái Lan.
(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch ngày 24/5 là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.
(ANTV) - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 24/5 tuyên bố, tiến trình đàm phán hòa bình với Ukraine "đang đi đúng hướng", song nhấn mạnh vẫn còn những điểm then chốt cần được làm rõ.
(ANTV) - Lực lượng CSHS Công an tỉnh Bình Dương không ngừng rèn luyện, phấn đấu, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần quan trọng cùng lực lượng Công an tỉnh giữ vững ổn định tình hình ANTT trên địa bàn, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
(ANTV) - Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện chính trị trọng đại, có quy mô cấp quốc gia, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam, cơ quan thường trực tại TP.HCM chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối đối tượng cảnh vệ và các hoạt động kỷ niệm.
(ANTV) - Lần đầu tiên tham gia hợp luyện chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, 1.000 chiến sỹ trẻ trong Đoàn Nghệ thuật trống hội của Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an đã trình diễn những tiết mục đầy ấn tượng. Với lòng tự hào dân tộc và quyết tâm cao, tất cả mong chờ được đóng góp vào thành công chung của lễ kỷ niệm.
(ANTV) - Sáng 25/4, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tham dự lễ kỷ niệm có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.
(ANTV) - Tối 25/4, diễn ra buổi Sơ duyệt cấp Nhà nước lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại tuyến đường Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Buổi sơ duyệt với gần 40 khối thuộc các lực lượng. Để phục vụ cho buổi sơ duyệt, TP Hồ Chí Minh đã cấm lưu thông, phân luồng giao thông lại ở một số tuyến đường.
(ANTV) - Tại Hà Nội, sáng 25/4, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp ngài Patrick Stefanini, Đặc phái viên cấp cao của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp.