Chủ Nhật, 27/07/2025 23:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nhà máy tái chế tự động phân loại rác thải dệt may

BT

(ANTV) - Mỗi năm tại Liên minh châu Âu (EU), có khoảng 5,8 triệu tấn hàng dệt may thải loại. Tính trung bình đầu người là khoảng 11kg/người. Đầu năm nay, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua các khuyến nghị cho Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn dệt may. Một trong những mục tiêu đáng chú ý cho ngành dệt may trong tương lai được EU nêu trong Chiến lược nói trên là đảo ngược tình trạng sản xuất dư thừa, làm cho các sản phẩm dệt may trở nên bền vững hơn, dễ dàng tái sử dụng.

Khi mà lộ trình thực hiện chiến lược còn là câu chuyện dài với tất cả các quốc gia trong khối, thì một nhà máy tại Thụy Điển đã đưa ra được câu trả lời cho việc tái chế rác thải dệt may. Nằm ở ngoại ô thành phố Malmö, miền nam Thụy Điển, nhà máy này do công ty tái chế Sysav điều hành. Nó có tên SIPTEX, chữ viết tắt của “Nền tảng đổi mới trong phân loại hàng dệt may của Thuy Điển” và cũng là cơ sở đầu tiên trên thế giới phân loại rác thải dệt may hoàn toàn tự động.

Bà Anna Vilén, Phụ trách Truyền thông của Sysav cho biết: Chúng tôi có một lượng lớn hàng dệt may hỗn hợp và cần phải được phân loại để quá trình tái chế có thể hoạt động. Các khâu sắp xếp, phân loại đều cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Vì vậy, nó cần tới máy móc tự động”.

Nhà máy được lập trình để phân loại đồng thời nhiều loại vải, trong đó có vải sợi bông và polyester. Công suất hiện nay của nhà máy lên tới 4,5 tấn rác thải dệt may mỗi giờ. Vật liệu may mặc được đưa qua dải ánh sáng và sẽ phản chiếu màu sắc khác nhau tùy vào chất liệu. Cảm biến xác định loại sợi, sau đó, luồng khí nén sẽ thổi vải vào đúng làn băng chuyền.

Anh Jacob Starkenberg, người vận hành hệ thống phân loại chia sẻ: Tại đây, chúng tôi đưa tất cả vật liệu vào hệ thống, sau đó chúng sẽ trải qua 4 quy trình phân loại. Ví dụ, chúng tôi muốn phân loại quần áo có thành phần 95% contton hoặc 50% acrylic. Hệ thống này có thể làm được điều đó”.

Từng là một cơ sở thí điểm, SIPTEX hiện có khả năng phân loại tới 24.000 tấn mỗi năm - gần 1/3 lượng rác thải dệt may hàng năm của Thụy Điển.

Bà Anna Vilén, Phụ trách Truyền thông của Sysav cho biết: Chúng tôi sẽ đạt được các mục tiêu mà Liên minh châu Âu đặt ra. Đây là cơ sở tái chế đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là cơ sở cuối cùng. Chúng tôi cần nhiều nhà máy phân loại tự động hơn ở khu vực châu Âu.

Một nghiên cứu vào năm ngoái của Viện Môi trường Thụy Điển cho thấy, việc phân loại tự động quy mô lớn hàng dệt may có thể đem lại lợi ích cho môi trường.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, bên cạnh việc tái chế, vấn đề cốt lõi là thay đổi tầm nhìn và cách hoạt động của ngành dệt may - ngành đang gây ô nhiễm môi trường lớn thứ 2 trên thế giới.

Ông Lars Persson, Bộ phận Phát triển Kinh doanh và Thị thường SIPTEX cho  rằng: Điều cần làm tiếp theo là khiến các công ty sản xuất quần áo hiểu ra rằng, họ cần sử dụng vật liệu tái chế thay vì những vật liệu dệt may truyền thống.”

Theo PGS Else Skjold, Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch: Ý tưởng tái chế hàng dệt may chính là hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhưng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi chúng ta phải có hàng dệt may chất lượng rất cao, có thể tái chế nhiều lần trong thời gian dài. Đó là điều chúng ta chưa làm được. Điều tệ nhất là hiện nay, chúng ta vẫn kiếm cớ để sản xuất nhanh, số lượng lớn nhưng chất lượng lại không cao”.

Điều mà PGS Else Skjold nói tới chính là “thời trang nhanh” – mô hình kinh doanh đang đặt ra nhiều lo ngại nhưng lại đem đến lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn, công ty. EU cho biết, sản lượng dệt may toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2015, và mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng gần 2/3 vào năm 2030. Những quy định như của Nghị viện châu Âu hay những cơ sở như SIPTEX là cần thiết để hướng tới “thời trang bền vững”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm