Thứ Sáu, 25/04/2025 16:43 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Những vấn đề đặt ra khi Australia cấm trẻ em sử dụng mạng xã hội

(ANTV) - Chính phủ Australia vừa đệ trình một dự luật lên Quốc hội nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và đề xuất mức phạt lên tới 32 triệu USD đối với các nền tảng mạng xã hội vi phạm có tính hệ thống. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng, liệu quyết định này là một lựa chọn đúng đắn hay một con dao hai lưỡi, khi còn quá nhiều tranh cãi xung nó.

 AUSTRALIA SẼ CẤM TRẺ EM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Dự luật sẽ cấm hoàn toàn trẻ dưới 16 tuổi sử dụng các nền tảng mạng xã hội mà không có bất kỳ miễn trừ nào, dù được phụ huynh đồng ý hoặc đã có sẵn tài khoản. Như vậy, dự luật này sẽ buộc các nền tảng truyền thông xã hội, chứ không phải cha mẹ hay người trẻ, phải thực hiện các bước hợp lý để bảo đảm các biện pháp bảo vệ xác minh độ tuổi được áp dụng. 

Để ngăn trẻ em chưa đủ tuổi truy cập các nền tảng nếu dự luật được thông qua, Chính phủ Australia có kế hoạch thử nghiệm hệ thống xác minh độ tuổi, gồm sinh trắc học hoặc giấy tờ tùy thân. 

Trong danh sách mạng xã hội bị cấm với người dưới 16 tuổi có các nền tảng lớn như Facebook, Instagram, TikTok hay X và YouTube.

Đảng Tự do đối lập đã lên tiếng ủng hộ dự luật và dự kiến thông qua cuối năm 2025.

KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI LUẬT CẤM TRẺ EM DÙNG MẠNG XÃ HỘI

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc lạm dụng mạng xã hội sẽ khiến dẫn tới nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Thậm chí, nghiện mạng xã hội có thể sẽ khiến tâm trạng trẻ trở nên bất ổn; trầm cảm, rối loạn hành vi. Do đó, chính phủ và các nhà vận động cho rằng cấm trẻ em khỏi mạng xã hội là bước cần thiết, tuy nhiên các chuyên gia và người dùng trẻ tuổi lại lo ngại rằng giải pháp này có thể gây ra những hệ quả không mong muốn.

Trong những năm gần đây, cơ quan chức năng và nhiều tổ chức tại Australia, trong đó có các trường đại học đã tiến hành nhiều nghiên cứu về việc trẻ em sử dụng mạng xã hội. Kết quả một nghiên cứu công bố năm 2021 cho thấy, 97% trẻ em trong độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi sử dụng mạng xã hội trong đó trung bình mỗi ngày sử dụng hơn 3 tiếng.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu khác do Ủy ban an ninh mạng công bố vào năm 2020 cho thấy, trẻ vị thành niên tại Australia trung bình dành 14,4 tiếng/tuần cho mạng xã hội. Trong đó, các mạng xã hội được các thanh niên của Australia ưa chuộng là YouTube, Instagram, Facebook…đáng lưu ý, tỷ lệ trẻ vị thành niên tại Australia sử dụng TikTok tăng mạnh nhất với 12% người sử dụng vào năm 2017 và lên đến 38% người sử dụng chỉ 3 năm sau đó. 

Đáng lo ngại là các nghiên cứu cho thấy, việc tiếp cận các mạng xã hội đang gây ra những tác động tiêu cực đối với trẻ vị thành niên khi các em bị các đối tượng lạ tiếp cận hoặc nhận được những tài liệu không phù hợp.

Bà Sonya Ryan, nhà vận động an toàn mạng nổi tiếng, là một trong những người ủng hộ nhiệt tình kế hoạch này. Bà đã trải qua bi kịch cá nhân khi con gái Carly Ryan bị sát hại bởi một kẻ săn mồi trực tuyến vào năm 2007.

Tuy nhiên, trẻ em và trẻ vị thành niên tại Australia yêu thích mạng xã hội vì cho rằng đây là công cụ giúp các em kết nối với bạn bè và thu thập thông tin mà các em quan tâm. Bên cạnh đó, tại trường học, giáo viên cũng giới thiệu với các em một số các trang web, hay các đoạn video ngắn mang tính chất giáo dục trên YouTube vì thế đây cũng được coi là 1 kênh để thu nạp kiến thức.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng các quy định để đạt được các mục tiêu cấm trẻ em dùng mạng xã hội không hề đơn giản bởi vì tốc độ phát triển nhanh của công nghệ khiến cho các quy định thường không bắt kịp mà thay vào đó là đi sau và nhiều khi lạc hậu hơn so với công nghệ. Nếu không giải quyết được các vấn đề về dữ liệu và quyền riêng tư, lệnh cấm này có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết.

Australia không phải là quốc gia đầu tiên đề xuất các biện pháp hạn chế người dùng trẻ tuổi trên mạng xã hội. Chính phủ Pháp vào năm 2022 đề xuất luật cấm trẻ dưới 15 tuổi sử dụng mạng xã hội nếu không có sự đồng ý của phụ huynh.

Một số tiểu bang của Mỹ như Utah và Arkansas đã thông qua các luật yêu cầu sự đồng ý của phụ huynh trước khi trẻ em dưới 18 tuổi tạo tài khoản mạng xã hội. Tuy nhiên, với việc đặt ngưỡng tuổi cấm hoàn toàn ở mức 16 và không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ nào, Australia đã đưa ra biện pháp mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Pháp luật 25/04/2025

(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 25/4 cho biết, đang điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất lớn, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, các đối tượng trong đường dây này đã nhắm vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh.

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến vụ TNGT xảy ra vào sáng ngày 12/4 tại ngã ba đường Trần Quang Khải và đường Võ Khắc Triển, thuộc địa phận phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.

Xem thêm