
(ANTV) - Mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm, Trung Quốc lại chứng kiến cuộc di cư lớn nhất của nhân loại, được gọi là Xuân vận. Đây là dịp người dân ở mọi tầng lớp xã hội rời các thành phố lớn, nơi họ làm việc, để trở về quê hương sum vầy với người thân. Trong bối cảnh xuân vận năm 2022 diễn ra khi tình hình dịch COVID-19 vẫn căng thẳng, 14 bộ, ngành của Trung Quốc đã ra thông báo chung kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong kỳ nghỉ Tết.
Năm nay "Xuân vận" - cuộc di cư lớn nhất thế giới diễn ra ở Trung Quốc mỗi dịp Tết Nguyên đán đã bắt đầu hôm 17/1 và kéo dài đến 25/2. Nước này vừa tạo cơ hội cho người dân về quê ăn Tết, vừa duy trì các biện pháp chống dịch nhất định. Trung Quốc dự báo lưu lượng hành khách di chuyển dịp Xuân vận 2022 giảm đáng kể so với trước khi có dịch nhưng sẽ tăng so với năm 2021. Hàng loạt thành phố của Trung Quốc cũng đã siết chặt quy định đi lại khi Tết Nguyên đán cận kề giữa mối lo về biến thể Omicron.
Một số thành phố yêu cầu du khách báo cáo các chuyến đi nhiều ngày trước khi đến, khi biến thể Omicron được ghi nhận ở nhiều khu vực hơn, bao gồm cả Bắc Kinh. Những du khách rời thành phố, trở về quê nhà để đón kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới cùng gia đình đã bày tỏ cảm xúc lẫn lộn. Hầu hết mọi người đều vui mừng vì cơ hội được đoàn tụ với những người thân yêu sau thời gian dài xa cách.
Chị Wen Shuo – Người dân Trung Quốc chia sẻ: "Vì tình hình đại dịch năm ngoái tồi tệ hơn nên tôi đã không thể về nhà. Tôi cảm thấy cô đơn khi ở thành phố. Đó là lý do tại sao tôi rất vui mừng vì có thể về quê trong năm nay và tôi sẽ trân trọng thời gian dành cho gia đình mình.”
Ông Li - Người dân Trung Quốc cho biết: "Tất nhiên là tôi rất hào hứng khi được về quê nhà, đã một năm xa gia đình rồi. Tôi từng nghĩ rằng mình không thể về nhà, nhưng bây giờ hóa ra là tôi có thể, vì vậy tôi rất vui vì điều đó."
Tuy nhiên, dù rất mong muốn được về quê, một số người vẫn băn khoăn và cho biết họ cảm thấy lo lắng khi di chuyển trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Anh Wang – Người dân Trung Quốc chia sẻ: "Tôi lo lắng từng ngày vì đại dịch vẫn còn khá nghiêm trọng. Tôi không muốn mang phiền phức về quê nhà. Tôi đã xét nghiệm âm tính, nhưng nhỡ nếu nó chuyển sang dương tính thì sao?."
Một yếu tố gây áp lực khác với người dân Trung Quốc trước thềm Xuân vận là Thế vận hội mùa Đông sắp khai mạc. Sự kiện thể thao trọng đại này sẽ mang đến một loạt biện pháp hạn chế đi lại và kiểm soát COVID-19 chặt chẽ. Một số trường đại học ở Bắc Kinh đã sắp xếp lại thời gian nghỉ và hoãn học kỳ tới nhằm giảm bớt lượng sinh viên di chuyển trên toàn quốc. Trước những khó khăn trên, người dân làm việc ở các thành phố lớn đang nghe ngóng tình hình trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về phương án nghỉ Tết.
Chị Wen Shuo – Người dân Trung Quốc chia sẻ: “Hy vọng đại dịch có thể sớm kết thúc để cuộc sống của mọi người có thể trở lại bình thường."
Theo Tân Hoa xã, năm nay là đợt xuân vận thứ 3 kể từ đầu đại dịch COVID-19 và nhà chức trách Trung Quốc đã có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt ở những khu vực có lượng người qua lại cao. Các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp và sử dụng công nghệ mới để cải thiện trải nghiệm của hành khách và phòng chống COVID-19 trong đợt Xuân vận năm nay.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.
(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.
(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.
(ANTV) - Liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc trên không gian mạng thông qua trang web bong88 với quy mô khoảng 350 tỷ đồng, trong giai đoạn 2 của chuyên án, Cơ quan CSĐT, Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố 14 bị can, trong đó bắt tạm giam 10 đối tượng
(ANTV) - Từ ngày 5/9 tới, quy định bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Bộ Tài chính sẽ chính thức có hiệu lực.
(ANTV) - Xu hướng đào thải đang xuất hiện rõ rệt sàn trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.
(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.
(ANTV) - Chiều 27/7, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú (TP Cần Thơ) cho biết, Công an xã đã có báo cáo kết quả xác minh ban đầu việc người phụ nữ đánh đập cháu bé bán vé số dạo.