
(ANTV) - Từ xa xưa, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Việt Nam được mệnh danh là đất nước của những lễ hội, đặc biệt, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được giữ gìn, phát triển, trở thành một phong tục đẹp đầu Xuân, năm mới. Tuy nhiên, nhắm vào chính yếu tố văn hóa này, các thế lực thù địch lại ra sức xuyên tạc nhằm tác động hướng lái vào những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết.
Việt Nam có gần 9.000 lễ hội truyền thống. Là một quốc gia văn minh lúa nước, các lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra trên khắp các vùng, miền và sôi động nhất vào mùa xuân, sau Tết, khi nông nhàn và người dân có nhu cầu tâm linh cầu một năm mới tốt lành.
Trải qua bao đời, du xuân trảy hội gắn với nếp sống của người Việt, trở thành một nét đẹp của người Việt, mà ở đó, chúng ta được sống trong không gian của lễ hội, được đắm chìm trong chiều sâu văn hóa, chiều dày văn hiến của dân tộc.
Văn hóa lễ hội của người Việt
Trải dài khắp dải đất hình chữ S, mỗi làng quê đều có những lễ hội độc đáo riêng, gắn liền với truyền thống, tập tục, lịch sử của cư dân.
Các lễ hội truyền thống là những biểu hiện hết sức cụ thể của các giá trị văn hóa đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc đã được gìn giữ và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử.
Trong tâm thức của người Việt, lễ hội là nơi gắn kết cộng đồng, vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vừa gửi gắm những ước mong về một cuộc sống đủ đầy, viên mãn.
Nhiều lễ hội không chỉ là niềm tự hào của người dân bản địa, mà còn nổi danh như một thương hiệu văn hóa du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương.
Thủ đoạn lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị
Nhiều nghi thức xưa đã được phục dựng, mang theo những thông điệp, những ước mong của bao thế hệ trao truyền được gửi gắm thông qua các lễ hội. Tuy nhiên, không từ bỏ âm mưu chống phá, các thế lực thù địch phản động vẫn chưa thôi chiêu trò suy diễn, bôi lem các lễ hội truyền thống, lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị.
Đài Á châu tự do RFA mới đây dẫn lại bài viết của Nguyễn Ngọc Già, đối tượng phản động tự xưng nhà phản biện xã hội, đã bị kết án vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.
Bàn về lễ Tịch Điền, nhưng đối tượng lại hướng ngay sang chuyện nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, với những lời lẽ mang đậm tính suy diễn vô căn cứ.
Vờ bỏ ngỏ câu hỏi về sự vắng mặt của Chủ tịch nước trong ngày hội xuống đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ và những băn khoăn xung quanh hình ảnh Thủ tướng thăm đồng ngày đầu năm, thực chất, chúng đang thô thiển đánh tráo khái niệm, rồi trơ trẽn xuyên tạc nhằm phá hoại về mặt chính trị.
Tái hiện hình ảnh nhà vua xuống đồng kéo đường cày đầu tiên của năm mới là để động viên bà con tích cực tăng gia sản xuất, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Thế nhưng hơn chục năm nay kể từ khi lễ Tịch Điền được phục dựng, nghi thức này luôn bị các đối tượng bôi lem, suy diễn, cho rằng việc chúng ta tôn vinh nông nghiệp, tôn vinh con trâu cái cày là đi ngược với sự phát triển vận động của xã hội hiện đại. Đây là những suy nghĩ vô cùng ấu trĩ.
Ngoài ra cũng phải thẳng thắn thừa nhận, một số lễ hội vẫn còn những hạt sạn trong khâu tổ chức.
Việc thương mại hóa lễ hội, chen lấn xô đẩy, biến tướng, mê tín dị đoan, hay một số nghi thức lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Các đối tượng thường thêm thắt, bóp méo, đánh đồng những hiện tượng này, coi đó là bản chất để thêm một lần nữa xuyên tạc về công tác bảo tồn văn hóa của chúng ta.
Bảo tồn giá trị tinh hoa di sản lễ hội
Lấy văn hóa làm cái cớ để xuyên tạc chính trị, bỉ bôi đường lối, chủ trương của Đảng, bôi đen bức tranh thượng tầng kiến trúc của đất nước là thái độ ti tiện, phản văn hóa. Phản bác lại những lập luận đó, không gì khác, chính là việc chúng ta bảo tồn và tôn vinh các lễ hội truyền thống. Bởi văn hóa còn thì dân tộc còn. Nhận thức rõ đâu là giá trị tinh hoa của lễ hội để phát huy, và đâu là tồn tại, bất cập để điều chỉnh, đó là cách chúng ta tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa dân tộc.
Ngành văn hóa trong nhiều năm qua đã có nhiều văn bản, gần nhất chúng ta có Nghị định 110 về việc quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam.
Những hình ảnh chưa đẹp trong các lễ hội của vài năm trước đã không còn, thay vào đó là niềm vui của người đi chơi hội, văn minh, an toàn và trọn vẹn ý nghĩa của ngày xuân.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy, hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
Trong tâm thức của người Việt, những ngày hội xuân bao giờ cũng là những ngày háo hức, tươi vui nhất. Phát huy giá trị của các lễ hội nói rộng ra là câu chuyện của chấn hưng văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn.
(ANTV) - Đề xuất bổ sung miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi, hỗ trợ học phí trường dân lập; Người già có thể nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7; TP HCM: Miễn toàn bộ vé trên 133 tuyến xe buýt...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Từ năm 2009 đến nay, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã 10 lần ký quyết định đặc xá cho gần 100.000 phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt trở về với gia đình, cộng đồng làm công dân có ích cho xã hội. Hầu hết người được đặc xá trở về đã nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định và làm ăn lương thiện, nhiều người trong số họ đã trở thành doanh nhân thành đạt hoặc tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, tỷ lệ người được đặc xá tái phạm tội là rất thấp…Nhiều chính sách hỗ trợ, giúp người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng được lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm, chỉ đạo.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa tạm giữ hình sự đối tượng Hà Thị Thu Thủy, trú TP Buôn Ma Thuột. Đối tượng này đã làm giả giấy trúng xét tuyển chuyên nghiệp vào lực lượng công an để lừa chiếm đoạt hơn 540 triệu đồng của người dân.
(ANTV) - Vươn khơi, bám biển không chỉ là hành trình mưu sinh đầy vất vả của ngư dân trên biển, mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy lâu nay người ta vẫn thường ví mỗi ngư dân như một chiến sĩ không súng.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nam Định phối hợp Chi cục Hải quan Nam Định vừa bắt giữ 2 đối tượng Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Ba, trú huyện Trực Ninh có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy và vũ khí quân dụng.
(ANTV) - Chiều ngày 25/04, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ công an đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Hội nghị nhằm biểu dương, tôn vinh 12 tập thể, cá nhân điển hình – những tấm gương sáng trong công tác và phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”.
(ANTV) - Sáng 25/4, Công an TP.HCM tổ chức khánh thành công trình bích họa “Việt Nam tươi đẹp” lần thứ 19. Đây là công trình nghệ thuật đặc biệt hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày truyền thống lực lượng CAND Việt Nam; 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
(ANTV) - Hãng thông tấn TASS ngày 25/4 cho biết Tổng thống Mỹ Donald cho rằng việc Ukraine bày tỏ mong muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là yếu tố dẫn đến cuộc xung đột hiện nay với Nga.
(ANTV) - Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan cho biết, một máy bay của lực lượng này đã bị rơi trong khi thực hiện một nhiệm vụ bay thử nghiệm ở huyện Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền trung Thái Lan.
(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch ngày 24/5 là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.