Thứ Năm, 24/04/2025 22:27 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Trí thức, nhà khoa học trở về phát triển đất nước

BT

(ANTV) - Đảng và Nhà nước xác định, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, Đảng, Nhà nước, Nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Trí thức - mạch nguồn cho sự nghiệp trường tồn của đất nước

Trong các yếu tố cấu thành nên năng lực khoa học công nghệ của một quốc gia thì các tài năng khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng. Phát huy truyền thống “chiêu hiền đãi sỹ”, với nhận thức “nhân tài là nguyên khí của quốc gia”, trong các giai đoạn Cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của khoa học-công nghệ, coi đội ngũ trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước.

Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước thì năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các mục tiêu kinh tế-xã hội lớn của đất nước. Chính vì thế, việc phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy các tài năng trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới việc xây dựng năng lực công nghệ cho đất nước trong giai đoạn mới.

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW. Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ Tổng Bí thư Tô Lâm, cộng đồng khoa học đang đặt nhiều niềm tin vào một giai đoạn mới, nơi những rào cản hành chính được gỡ bỏ, cơ chế vận hành linh hoạt hơn, tạo điều kiện để nghiên cứu khoa học thực sự phát huy vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà càng lên cao; nguyên khí suy thì nước yếu mà càng xuống thấp”. 

Đất nước ta đang nỗ lực để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trên hành trình hiện thực hóa khát vọng đó, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt. Để tiếp lực và phát huy sức mạnh này, sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, rất quan trọng.

Trở về phát triển đất nước

Nghị quyết số 57-NQ/TW đã xác định "nhà khoa học là nhân tố then chốt" và đề ra nhiều giải pháp nhằm thu hút, giữ chân người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống.

Điều này không chỉ định vị đúng vai trò và vị trí của các nhà khoa học trong xã hội, mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến và sự dấn thân của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tạo động lực để họ nỗ lực thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Trám hình nhân vật hướng dẫn sinh viên làm việc trong phòng nghiên cứu trước

PGS.TS Trương Thanh Tùng, đang sở hữu một “bảng vàng” thành tích không chỉ trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu khoa học mà còn vì những đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.

Anh có 50 công bố quốc tế, trong đó có nghiên cứu phát minh thuốc điều trị HIV mới; thuốc điều trị ung thư trúng đích; các công trình phát triển các chất thay thế kháng sinh mới và hứa hẹn sẽ cho ra đời các sản phẩm thuốc phát minh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là thu hút nhân tài từ nước ngoài trở về cần gắn với việc xây dựng đội ngũ kế cận. Bên cạnh tham gia nghiên cứu, phát triển công nghệ, những người được thu hút cần được tạo điều kiện để trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ, giảng dạy tại các trường đại học.

PGS.TS Lê Minh Thùy đã chứng tỏ sức sáng tạo của mình của mình qua nhiều đề tài khoa học trong và ngoài nước như: Hệ thống giám sát từ xa sức khỏe của người già và người bị bệnh truyền nhiễm, hệ thống di động quan trắc và dự đoán chất lượng không khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo.... Chị cũng đã truyền cảm hứng nghiên cứu cho nhiều thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh. Trong đó có nhiều em đã trở thành giảng viên hoặc nhận những học bổng từ các trường danh giá trên thế giới.

Cũng như PGS.TS Lê Minh Thùy, TS. Đào Việt Hùng cũng lựa chọn làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Họ đồng thời là những thành viên của Câu lạc bộ nhà khoa học trẻ ĐH Bách Khoa Hà Nội – với sứ mệnh kết nối những nhà khoa học trẻ, truyền lửa đam mê cho những nghiên cứu sinh trẻ tuổi với mục tiêu lan tỏa giá trị bền vững của khoa học và ứng dụng thực tiễn, đặc biệt ngay tại Việt Nam.

Trong kỷ nguyên phát triển của khoa học-công nghệ, Việt Nam đang chứng kiến sự vươn mình của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng, những người đang trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Sự trở về và quyết tâm cống hiến của những nhà khoa học trẻ không chỉ là minh chứng cho ý thức dân tộc, lòng yêu nước, mà còn là lời khẳng định trách nhiệm và sử mệnh của các nhà khoa học trong xây dựng đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

50 năm hòa hợp dân tộc: Sức mạnh của Việt Nam hôm nay

50 năm hòa hợp dân tộc: Sức mạnh của Việt Nam hôm nay

Xã hội 24/04/2025

(ANTV) - Ngày 30/4/1975 - dấu mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam khép lại hơn 20 năm chiến tranh - đưa đất nước bước sang trang mới, độc lập, thống nhất, hòa bình và phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với niềm vui trọn vẹn ấy là những thử thách âm thầm, thử thách của sự hòa hợp, hàa giải dân tộc, của việc hàn gắn những vết thương lòng còn tồn tại sau cuộc chiến.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm

Pháp luật 24/04/2025

(ANTV) - TAND TP Hà Nội vừa tống đạt Quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) - Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan, trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên, Yên Bái. Phiên tòa diễn ra vào ngày 12/5 tới đây và dự kiến kéo dài trong 10 ngày.

Cần có giải pháp quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cần có giải pháp quản lý chặt chẽ nợ xấu

Kinh tế 24/04/2025

(ANTV) - Chương trình Phiên họp thứ 44, trong phiên làm việc sáng 24/4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Qua thảo luận, vấn đề liên quan đến các giải pháp để quản lý chặt chẽ nợ xấu đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.

Việt Nam còn dư địa để tăng xuất khẩu gạo

Việt Nam còn dư địa để tăng xuất khẩu gạo

Kinh tế 24/04/2025

(ANTV) - Xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc, khi thời gian gần đây, thị trường sôi động trở lại, giá cũng tốt hơn. Các chuyên gia trong ngành lúa gạo cho rằng, Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng xuất khẩu, nhất là tại các thị trường lớn, thị trường gần.

Góp sức giảm thiểu rác thải biển

Góp sức giảm thiểu rác thải biển

Xã hội 24/04/2025

(ANTV) - SPOGOMI World Cup 2025 không chỉ là cuộc thi nhặt rác mà đây là nơi mà những người tham gia cùng nhau có những khoảnh khắc vui chơi và chung tay làm sạch môi trường. Vòng loại quốc gia năm nay đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh với những khoảnh khắc thật đẹp, và đội đại diện đã sẵn sàng để bước ra sân chơi quốc tế.

Lo lắng thất thu vụ sầu riêng năm 2025

Lo lắng thất thu vụ sầu riêng năm 2025

Kinh tế 24/04/2025

(ANTV) - Những ngày này, không khí tại các vùng trồng sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk khá trầm lắng, bởi nông dân đang phải đối mặt với diễn biến thất thường của thời tiết, khiến sản lượng sầu riêng năm nay có nguy cơ sụt giảm mạnh.

200 tập đoàn truyền thông Pháp kiện Meta

200 tập đoàn truyền thông Pháp kiện Meta

Thế giới 24/04/2025

(ANTV) - Khoảng 200 tập đoàn truyền thông Pháp, bao gồm các kênh truyền hình và báo chí hàng đầu, đã đệ đơn kiện Meta, chủ sở hữu của Facebook và Instagram, nhằm vào các hoạt động quảng cáo trực tuyến của gã khổng lồ công nghệ này.

Xem thêm