
(ANTV) - Ngày Quốc tế Người khuyết tật được tổ chức hàng năm vào ngày 3/12. Chủ đề của năm nay là "Tăng cường vai trò lãnh đạo của người khuyết tật vì một tương lai toàn diện và bền vững" và sẽ được kỷ niệm bằng một loạt các sự kiện trên toàn thế giới.
Thời gian qua, với những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của cộng đồng xã hội, người khuyết tật Việt Nam ngày càng tự tin và hòa nhập, nhiều người trong số đó đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Thế nhưng hàng năm cứ vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế người khuyết tật và Ngày người khuyết tật Việt Nam là một số tổ chức phản động, lại coi đây như một chiêu bài để chống phá, chúng triệt để tận dụng không gian mạng để xuyên tạc rằng, người khuyết tật ở Việt Nam bị “bỏ rơi”.
Cùng với trẻ em, người dân tộc thiểu số, thì người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế luôn cần được sự quan tâm, chăm lo, ưu tiên đặc biệt của xã hội…
Song, vì những mưu đồ đen tối mà những kẻ tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà nhân quyền” lại luôn tìm mọi cách lợi dụng họ như một cái cớ để xuyên tạc, bới móc, nói xấu chế độ. Thậm chí chúng còn ra sức xuyên tạc rằng "Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật" là không thực tế, không mang lại lợi ích thiết thực cho những người khuyết tật.
Nhưng thực tế đã và đang chứng minh điều ngược lại. Ngay sau khi có chỉ thị 39, các cơ quan chức năng đã quyết liệt thực hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể để đưa chỉ thị này vào cuộc sống.
Giống như gia đình chị Giàng Thị Chá, hàng chục nghìn người khuyết tật trên địa bàn các tỉnh miền trung và nam trung bộ được cải thiện chất lượng cuộc sống, nhờ dự án hỗ trợ “cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam”.
Chúng tôi vẫn thống nhất xuyên suốt mục tiêu để làm thế nào nâng cao được dịch vụ phục hồi chức năng cũng như phá bỏ rào cản xã hội để tăng cường hòa nhập cho người khuyết tật.
Cùng với đó, Hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng bảo đảm sự tương đồng với Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật. Đặc biệt, bằng việc ban hành Luật Người khuyết tật năm 2010, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về người khuyết tật. Sau khi ban hành Luật, Việt Nam đã xây dựng 13 văn bản dưới Luật là các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, có liên quan tới truyền thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an sinh xã hội.
Sau nhiều thập kỷ chiến tranh khốc liệt, Việt Nam hiện nay là một quốc gia có tỷ lệ người tàn tật rất cao với khoảng 7 triệu người (chiếm hơn 7,8% dân số), trong đó có trên 3 triệu người do hậu quả chiến tranh, gần 1,5 triệu người tàn tật nặng.
Mỗi năm, Nhà nước đã chi khoảng 15 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ, giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 1,1 triệu người khuyết tật; hỗ trợ 20.000 người khuyết tật tiếp cận để học nghề và việc làm; hỗ trợ 1,2 triệu học sinh khuyết tật đến trường; tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận bảo hiểm y tế lên tới 95%.
Các bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng, 20 tỉnh, thành phố thành lập được trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật không đến được trường lớp bình thường, đã thống nhất được ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Brail trong toàn quốc.
Đây là như con số biết nói, khẳng định sự Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo thiết thực, sâu sắc đối với người khuyết tật.
Người khuyết tật sử dụng máy tính, internet. Trong thời đại số hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhiều chính sách về người khuyết tật cũng được ban hành mới và điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Nhờ vậy, người khuyết tật cũng ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi trong hòa nhập, tiếp cận dịch vụ công.
Nhờ những những chính sách ưu đãi, ưu tiên thiết thực. Nhiều người khuyết tật đã vươn lên, không chỉ cải thiện cuộc sống của mình, mà còn truyền cảm hứng và tạo ra việc làm cho những người cùng cảnh ngộ.
Nhà nước Việt Nam khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.
Thực tế trên đã chứng minh tại Việt Nam, người khuyết tật không hề bị bỏ rơi. Mặc dù còn gặp khó khăn, nhưng bảo đảm quyền cho người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nỗ lực thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Thực tế đó đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu của các thế lực thù định, phản động đang cố tình xuyên tạc, trắng trợn bóp méo sự thật thực thi chính sách, pháp luật về quyền của nạn khuyết tật ở Việt Nam.
(ANTV) - Thị trường hàng không Việt Nam hiện tăng trưởng trung bình hơn 10% mỗi năm, với nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không vẫn gặp không ít rào cản về chính sách, điều kiện kinh doanh và môi trường đầu tư. Sự ra đời của Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn này, mở thêm dư địa phát triển, tạo thêm cơ hội để ngành hàng không bứt phá, đóng góp mạnh mẽ hơn cho tăng trưởng kinh tế.
(ANTV) - Kinh doanh homestay là nhu cầu chính đáng không chỉ giúp người kinh doanh có lợi nhuận, mà còn giúp cho khách du lịch có nhiều cơ hội thuê được phòng giá rẻ với đa dạng loại hình căn hộ. Tuy nhiên, đằng sau những căn hộ cho thuê tiện nghi và hiện đại ấy, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu hoạt động này diễn ra một cách tự phát, không được cấp phép.
(ANTV) - Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang tái bùng phát trên cả nước. Tại các chợ truyền thống, thị trường thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm do tâm lý người dân e ngại sử dụng phải thịt lợn bệnh. Hàng loạt tiểu thương buộc phải tạm ngưng kinh doanh. Ghi nhận của phóng viên tại Đà Nẵng.
(ANTV) - Sáng 23/7, TAND tỉnh Hưng Yên mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 44 bị cáo là lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, nhân viên của tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Trong số 44 bị cáo bị đưa ra xét xử, có các bị cáo Đồng Xuân Thụ, nguyên Tổng biên tập, Nguyễn Thị Ánh Hồng, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.
(ANTV) - Theo báo cáo từ các địa phương, tính đến sáng 23/7, bão số 3 đã gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương
(ANTV) - Ngày 22/7, Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một ổ dịch cúm gia cầm A (H5N1) tại xã Ea Kuốp.
(ANTV) - Sáng 23/7, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hàn – Việt công bố sự kiện “Ngày hội Xúc tiến giao thương - Cánh cửa kết nối thị trường Hàn – Việt 2025”; mở ra cơ hội hợp tác mạnh mẽ giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo và thương mại hoá.
(ANTV) - Sáng 23/7, Đại hội Đảng bộ Công an TP Hà Nội lần thứ 29 nhiệm kỳ 2025-2030 đã chính thức khai mạc. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
(ANTV) - Sáng 23/7, tại Trại giam Phú Sơn 4, Đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Trưởng ban chỉ đạo về đặc xá Bộ Công an làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) của các đơn vị gồm Công an tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh Phú Thọ, Trại giam Phú Sơn 4, Trại giam Vĩnh Quang và Trại giam Tân Lập.
(ANTV) - Sáng 23/7, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Công an tổ chức Lễ trao quyết định cho các sĩ quan Tổ công tác số 6 gồm 6 đồng chí đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ MINUSCA ở Cộng hòa Trung Phi năm 2025. Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.