Thứ Hai, 28/07/2025 00:01 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Không để tái diễn âm mưu thành lập “nhà nước riêng” ở Điện Biên

(ANTV) - Tỉnh Điện Biên có hơn 30% dân số là người dân tộc Mông. Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, tổ chức người Mông lưu vong đã kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc.

Thực hiện mưu đồ thành lập Nhà nước riêng, các thế lực thù địch, phản động ra sức truyền bá tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị, tạo cho đồng bào dân tộc Mông niềm tin rằng "Vua sẽ giáng trần để đưa bà con tới miền cực lạc" (?). không cần làm việc mà vẫn có cái ăn, cuộc sống sung sướng,...

Năm 2011, tại huyện Mường Nhé, Điện Biên đã xảy ra sự kiện tụ tập đông người đòi thành lập “Nhà nước riêng” của người Mông, gây ra mất an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng tới đời sống của đồng bào ở đây.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và Công an tỉnh Điện Biên, đến nay đại đa số người dân đã hiểu được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đồng thời không còn tin theo những luận điệu xuyên tạc, dối trá của các đối tượng chống phá. Tuy nhiên ở một số bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp liên quan đến các hoạt động tuyên truyền ly khai tự trị.

Sinh ra và lớn lên ở bản Ham Xoong 1 , nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Là một đảng viên, Giàng A Phổng hiểu rằng có một số bà con thiếu hiểu biết, cả tin dễ bị các đối tượng xấu xúi giục, kích động.

Từ suy nghĩ đó mà mỗi khi bà con có điều chưa hiểu là anh giải thích cặn kẽ, thông tin mới bà con chưa biết là anh đến tận nhà phổ biến.

Cứ như thế, người đàn ông dân tộc Mông này trở thành hạt nhân trong việc tuyên truyền, hướng dẫn và đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con thông qua các buổi sinh hoạt tôn giáo, hoặc các hoạt động văn hóa của cộng đồng.

Công nghệ và đời sống phát triển, thì đối tượng chống phá càng triệt để lợi dụng với nhiều phương thức thủ đoạn nhằm thực hiện mưu đồ kích động thành lập nhà nước riêng.

Chúng sử dụng không gian mạng để tác động, lôi kéo người Mông ủng hộ, tham gia vào các hoạt động của các tổ chức phản động.

Chúng lợi dụng tâm lý về dân tộc, sự thiếu hiểu biết của đồng bào để kích động kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị và xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thậm chí các tổ chức phản động còn dựa vào các yếu tố về thần quyền giáo lý, niềm tin tôn giáo để tuyên truyền gian dối, và tập hợp lực lượng.

Tuyên truyền vận động người dân, kết hợp với việc xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, cốt cán.

Qua quá trình đấu tranh, Công an tỉnh Điện Biên năng đã bắt và xử lý hơn 100 đối tượng cầm đầu, cốt cán; kiểm điểm, răn đe giáo dục hơn 150 đối tượng; tuyên truyền vận động, cảm hóa gần 700 đối tượng.

Đến nay lực lượng chức năng Điện Biên về cơ bản đã kiềm chế hoạt động tuyên truyền, tác động lôi kéo từ ngoài vào, quản lý chặt chẽ để ngăn các đối tượng tái hoạt động trở lại.

Thực tiễn đã chứng minh, không có ông vua hay đấng cứu thế nào xuất hiện để đưa đồng bào Mông đến nơi gọi là miền đất hứa. Các luận điệu “Vua Mông”, “Nhà nước Mông” hay “ngày tận thế”, chỉ là những lời bịa đặt, lừa dối. Mà những người tin theo chỉ nhận lại hậu quả là mất nhà, mất của, gia đình ly tán, bỏ nương bỏ rẫy.

Để rồi nhờ những biện pháp hỗ trợ của các cấp chính quyền và lực lượng chức năng địa phương, mà cuộc sống của đồng bào Mông được dần ổn định, người dân tập trung làm ăn phát triển kinh tế.

Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ở Điện Biên

Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Mông.

Trên thực tế nhiều chính sách được triển khai đã mang lại hiệu quả to lớn, bộ mặt nông thôn vùng cao được thay đổi, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ở Điện Biên đã và đang từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Bà con tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo mối quan hệ gắn bó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung tay xây dựng thôn bản và giữ vững an ninh nơi cực Tây Tổ quốc.

Gia đình chị Vừ Thị Gùa là một trong những hộ nghèo lâu năm của bản Huổi Cọ. Cũng vì nghèo nên ước mơ về một mái ấm vững chắc đối với chị quá xa vời. Nhưng cuối năm ngoái, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Ngôi nhà mới có diện tích gần 60m2 giúp gia đình chị Gùa có nơi ăn chốn ở ổn định, để tập trung chăn nuôi, sản xuất.

Đây chính là kết quả từ Chương trình an sinh xã hội do Bộ Công an phát động nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đã được lan tỏa mạnh mẽ với “Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết”. Đặc biệt, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành 5.000 ngôi nhà và bàn giao cho các gia đình vào cuối năm 2023.

An cư để lạc nghiệp, sau khi được hỗ trợ làm nhà từ đề án, đã có hơn 1 nghìn hộ ở Điện Biên thoát nghèo và hiện đang quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Công tác phổ cập giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số được quan tâm, chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên. Đặc biệt, tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xóa mù chữ, nâng tỷ lệ người biết chữ cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Đến nay, số người trong độ tuổi 15 - 60 toàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 đạt gần 97%; chuẩn biết chữ mức độ 2 là trên 88%.

Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ở đây.

Thành quả của công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đẩy lui các luận điệu xuyên tạc và hoạt động lôi, kéo kích động của các tổ chức phản động khỏi những bản làng nơi cực tây Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm