(ANTV) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, từ đầu năm đến nay, đã có gần 1.700 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Tuy số ca mắc thấp hơn năm ngoái nhưng đáng lo ngại hơn khi virus EV71 đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp nặng, trong đó có 1 ca tử vong tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM.
Tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, trong 5 tháng đầu năm 2023, bệnh viện tiếp nhận gần 1.400 lượt điều trị ngoại trú, 158 bệnh nhân điều trị nội trú bệnh tay chân miệng. Tại khoa Nhiễm – Thần kinh đang có 22 bệnh nhi điều trị nội trú, 2 ca độ 2B cấp cứu nặng có khả năng chuyển lên độ 3. Dù số lượng bệnh không đông nhưng lại đáng lo ngại là sự xuất hiện trở lại của virus Enterovirus 71 gây bệnh nặng và tử vong ở trẻ em.
Tương tự, bệnh viện Nhi đồng 2 mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20 đến 30 bệnh nhân tay chân miệng điều trị nội trú. Dù sống lượng bệnh không đông nhưng thời gian qua, do công tác truyền thông tốt, người dân đã có ý thức trong việc đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu trở nặng.
Theo Sở Y tế TP HCM để chủ động ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị, nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo HCDC tăng cường kiểm soát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, nhất là tại các hộ gia đình và các trường học.
Ô nhiễm trắng tác hại tới môi trường
Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là ô nhiễm trắng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.
Ghi nhận tại một khu chợ dân sinh trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội. Trên tay mỗi người đi chợ đều cầm rất nhiều loại túi nilon để đựng các loại thực phẩm cho sinh hoạt hàng ngày. Theo những người bán hàng, với ưu điểm như gọn, nhẹ, giá thành thấp thì việc dùng các loại túi nilon đựng thực phẩm đã trở nên phổ biến trong nhiều năm qua.
Cứ mỗi ngày đi chợ, bà Linh ở Tân Mai, Hoàng Mai phải dùng khoảng 4-5 chiếc túi để đựng đồ, bởi mỗi loại thực phẩm đều được người bán đựng riêng. Dù đã nghe nhiều thông tin tuyên truyền về hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, nhưng bà cũng chỉ biết tận dụng túi nilon hay các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nhằm hạn chế vứt thường xuyên ra môi trường.
Thực tế đã có nhiều cuộc vận động, tuyên truyền các hộ kinh doanh hạn chế sử dụng túi nilon hay đồ nhựa dùng một lần nhưng đến công tác này vẫn chưa thu được hiệu quả bởi nhiều nguyên do. Trong đó phải kể đến, hiện nay chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được nilon hay đồ nhựa về giá thành cũng như tính tiện lợi của nó.
Và lẽ dĩ nhiên, đi cùng với sự tiện lợi đó thì môi trường đang hàng ngày phải gánh một lượng lớn rác thải khó phân hủy này. Dòng sông Nhuệ trên địa bàn quận Hà Đông, không khó để bắt gặp các loại rác thải nhựa được xả ra đây. Dòng sông đã trở nên đen kịt, bốc mùi hôi thối. Những người dân sống quanh khu vực này đang phải hàng ngày sống chung với ô nhiễm.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon đang rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27% trong số đó được xử lý và tái chế. Đây chính là một gánh nặng cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là ô nhiễm trắng.
Như chúng ta đã biết ở ngoài môi trường tự nhiên, các loại rác thải từ nhựa, túi nilon phải mất khoảng 450 – 500 năm để tiêu hủy. Trong thời gian đó, các loại chất có hại trong rác thải nhựa ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường hoặc lẫn vào nước ngăn chặn khí oxy khiến cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp. Chất thải nhựa, túi nilon rất khó xử lý, khó thu gom, càng không thể đem đi đốt bởi sẽ tạo ra nhiều lượng khí thải độc hại làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những vật dụng làm từ nhựa có giá thành rẻ, được ưa dùng như thìa, ống hút, hộp đựng thức ăn dùng một lần lại chính là thủ phạm chính hàng ngày đưa các chất độc hại vào cơ thể.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2016 khoảng 2 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng hơn 3 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
Trong khi đó công tác phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa cònhạn chế, tiềm ẩn thêm nhiều mối lo đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Đây là vấn đề thật sự đáng báo động và gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông “không hài lòng” sau khi Nga phát động đợt tấn công Kiev, Ukraine và gây chết nhiều người nhất trong 9 tháng qua, đồng thời kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin dừng lại.
(ANTV) - Tại trường trung học Notre-Dame de Toutes-Aides ở thành phố Nantes, Tây Bắc nước Pháp đã xảy ra vụ đâm dao khiến 1 người thiệt mạng và 3 người bị thương.
(ANTV) - Trên mặt trận Yemen, quân đội Mỹ đêm qua cũng đã mở thêm nhiều đợt không kích vào quốc gia Trung Đông, đánh phá ác liệt các mục tiêu của lực lượng Houthi ở khu vực thủ đô Sanaa và đảo Kamaran thuộc thành phố cảng Hodeidah.
(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.
(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.
(ANTV) - Môi trường sinh thái đang thay đổi theo hướng khiến nhiều loài động vật hoang dã suy giảm hoặc biến mất vĩnh viễn, trong đó có động vật biển. Mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi này lại là do các hoạt động của con người.
(ANTV) - Lâm Đồng: Vi phạm về đấu thầu kit xét nghiệm, 4 bị cáo lãnh án tù; Quảng Trị: Phá chuyên án đánh bạc với tổng số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng; Tử hình 2 đối tượng vận chuyển ma túy qua đường chuyển phát nhanh; Bắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốn; Thu giữ hơn 1 tấn nguyên liệu 'xiên bẩn', đồ thả lẩu...Là những tin tức ANTT nối bật 24h qua.
(ANTV) - Ngay từ đầu tháng 4, TP.HCM đã bắt đầu khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ với những con đường rộn ràng sắc cờ Tổ quốc chào mừng kỷ niệm 50 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà. Trong các sự kiện chào mừng có lẽ lễ diễu binh, diễu hành là hoạt động được chú ý và mong chờ nhất.
(ANTV) - Trong các nhiệm vụ Bộ Công an mới được giao đảm nhiệm từ ngày 1/3, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng để người dân có đủ điều kiện để tham gia giao thông hàng ngày. Thời gian qua, cùng với lực lượng công an cả nước, Công an tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, trong đó, có việc cấp, đổi GPLX. Những đổi mới này không chỉ rút ngắn thời gian chờ đợi, mà còn tạo sự thuận tiện và hài lòng cho người dân.
(ANTV) - Vào năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức công nhận ngày 25/4 là ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của cộng đồng về phòng, chống bệnh sốt rét. Tại Việt Nam, trong năm qua, hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét đã đạt được những kết quả tích cực.