Thứ Bảy, 26/04/2025 08:20 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Đưa công an cơ sở tới gần dân, hiểu dân hơn

(ANTV) - Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng uỷ Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 12 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương xác định công an xã, thị trấn phải bám sát cơ sở. Mục tiêu thực hiện tốt “4 cùng” với nhân dân. Đó là cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng chung tiếng nói với đồng bào dân tộc thiểu số.

Công an xã, thị trấn là công an cấp cơ sở, là cấp công an đầu tiên tiếp nhận, nắm bắt tình hình, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề an ninh, trật tự xảy ra ngay tại địa bàn. Về công tác tại cơ sở, nhất là tại các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng công an xã gặp rất nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, do không phải là người bản địa, thời gian công tác còn ngắn nên việc giao tiếp với bà con bằng tiếng đồng bào cũng là một khó khăn, thử thách đối với một số cán bộ chiến sĩ công an tại cơ sở.

Đại úy Phạm Thanh Sang được tăng cường về xã cách đây gần 2 năm. Đơn vị anh công tác là xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk – một xã biên giới với phần đông là người đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Đại đa số người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ bản địa. Điều này trở thành áp lực lớn đối với người chiến sĩ trẻ khi về làm công an cơ sở.

Đại úy Phạm Thanh Sang, Công an xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Những khó khăn lại thêm một chút, trong công việc thì mình sẽ giảm đi một số hiệu quả. Về cơ sở được giao rất nhiều việc của lực lượng công an xã từ đề án 06, tiếp nhận tin báo, đặc biệt công tác dân vận đều rất cần điều đó, nên mình cũng phải cố gắng nhiều hơn.

Cũng giống như Đại úy Phạm Thanh Sang, Đại úy Trần Hồng Thái là một trong những cán bộ chiến sĩ trẻ được tăng cường về xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Để có thể giao tiếp được với bà con, vào mỗi buổi tối, một lớp học đặc biệt lại bắt đầu.

Vượt qua những khó khăn, lực lượng công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân. Công an cơ sở đều xác định việc học ngoại ngữ, học tiếng đồng bào dân tộc là một yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ, chiến sĩ. Đây là yếu tố giúp lực lượng công an gần dân, hiểu dân hơn.

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi. Nơi đây hơn 90% dân số là đồng bào các dân tộc ít người sinh sống. Đây cũng là địa bàn còn nhiều phức tạp về an ninh trật tự. Điều này đòi hỏi lực lượng công an tỉnh phải nỗ lực rất nhiều trong việc bám sát địa bàn, hiểu được người dân. Học ngôn ngữ đồng bào là một trong những yêu cầu bắt buộc.

Thượng tá Trịnh Đức Thành, Phó trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Công an tỉnh Điện Biên cho biết: Công an tỉnh xác định từ nay tới năm 2025, 100% cán bộ chiến sĩ lực lượng công an tỉnh phải được đảm bảo về trình độ chuyên môn, am hiểu ngoại ngữ, tin học, am hiểu phong tục tập quán, tiếng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo tính chuyên nghiệp, 100% cán bộ công an xã thị trấn được bồi dưỡng, sử dụng tiếng đồng bào phù hợp theo từng địa bàn.

Lớp học tiếng Lào này vừa được công an tỉnh Điện Biên khai giảng. Học viên của lớp học là cán bộ chiến sĩ công an xã, thị trấn và các phòng nghiệp vụ chuyên môn công an tỉnh. Các học viên sẽ học tập trung trong thời gian 4 tháng với đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Việc học tiếng đồng bào không chỉ để nghe và hiểu được ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số mà hơn cả là để hiểu được phong tục tập quán, văn hóa của họ, tạo sự gần gũi, chia sẻ với bà con. Qua đó, hóa giải mâu thuẫn, khám phá được những vụ án, giữ vững tình hình ANTT địa phương, tránh để bà con bị kẻ xấu lợi dụng, tăng cường đại đoàn kết các dân tộc... Qua đó thực hiện tốt phương châm "3 bám, 4 cùng, 5 rõ".

Từ việc tự học và chủ động mở các lớp học, đã giúp cho lực lượng công an xã chính quy đã nhanh chóng hòa nhập công việc, nắm bắt địa bàn, tình hình ANTT tại cơ sở. Đây là nguồn nhân lực rất kịp thời đối với các địa bàn trọng điểm, trong việc thực hiện các chủ trương lớn của Bộ công an như Đề án 06, cao điểm phòng chống tội phạm.

Trung tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đánh giá: Mặc dù mới về địa bàn nhưng các đồng chí đã rất nhanh chóng tự học tiếng của bà con để trò chuyện nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con. Qua đó đóng góp hiệu quả của CBCS từ các cục nghiệp vụ về địa bàn xã về ANTT, về giải quyết tà đạo, an ninh tôn giáo, đề án 06.

Theo chia sẻ người dân tại địa phương, từ ngày có lực lượng Công an chính quy về xã, cùng với đợt tăng cường cán bộ từ Bộ về, đã giúp đỡ người dân rất nhiều trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết các vấn đề ANTT ngay từ đầu, ngay tại cơ sở;, đưa các dịch vụ công về ANTT trực tiếp đến với người dân.

Ông Vừ A Sè, Trưởng bản Nậm Pố 3, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: Giờ công an chính quy về không phải đi ra tận huyện trình báo, giải quyết ngay, các anh có phương pháp với trình độ chúng tôi phối hợp làm việc thường xuyên.

Với những nỗ lực rèn luyện của lực lượng công an cơ sở. Bức tranh về tình hình an ninh trật tự tại các xã, thị trấn đã có nhiều đổi khác. Đây chính là yếu tố góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Biết được ngôn ngữ, có thể “nghe dân nói, nói dân hiểu” nhiều cán bộ chiến sĩ đã thực sự trở thành những người con của buôn làng, dân bản. Tạo được niềm tin yêu của quần chúng nhân dân với lực lượng công an nhân dân. Đây cũng là một yêu cầu để lực lượng công an nhân dân vững mạnh hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Động lực từ phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc

Động lực từ phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc

Chính trị 25/04/2025

(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an. Sáng 25/4 tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc giai đoạn 2020-2025 và phát động phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc giai đoạn 2025-2030.

Italia siết chặt an ninh lễ tang Giáo hoàng Francis

Italia siết chặt an ninh lễ tang Giáo hoàng Francis

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Chính phủ Italia đang triển khai các biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn cho lễ tang Giáo hoàng Francis, dự kiến diễn ra vào ngày mai tại Vatican. Sự kiện đặc biệt này sẽ có sự tham dự của hơn 170 phái đoàn nước ngoài, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Nhà Vua Bỉ, Nhà Vua Tây Ban Nha.

Biển người đội mưa xem sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành

Biển người đội mưa xem sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành

Chính trị 25/04/2025

(ANTV) - Tối 25/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương dự và chủ trì buổi Sơ duyệt cấp quốc gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Khu đô thị Ruby City

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Khu đô thị Ruby City

Pháp luật 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (địa chỉ: Ấp 1, xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) do Công ty TNHH Bất động sản Kiên Cường Phát làm chủ đầu tư.

Triển lãm “Non sông liền một dải”

Triển lãm “Non sông liền một dải”

Văn hóa 25/04/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” tại số 2 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động văn hóa tại không gian lưu trữ hiện đại – tiền đề trong quá trình hiện đại hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia.

Số hóa chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng

Số hóa chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng

Văn hóa 25/04/2025

(ANTV) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - TP Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu với Họa sĩ Đặng Ái Việt và giới thiệu website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Xem thêm