
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 21/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại phiên thảo luận vấn đề liên quan đến chương trình sách giáo khoa và quy định về kỳ thi tốt nghiệp THPT, đã được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Quy định như xuất bản SGK theo quy định của pháp luật, cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhưng quy định gì thì không rõ. Đây là hạn chế có thể dẫn đến loạn SGK, mỗi trường một kiểu, mạnh ai nấy làm, học một đường thi một nẻo."
Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định, lâu dài không thể sử dụng mỗi năm rồi lại thay sách khác gây lãng phí. Mặt khác sách tham khảo do giáo viên bộ môn lựa chọn nhưng cũng phải quy định cụ thể rõ ràng để phòng ngừa giáo viên lợi dụng sách tham khảo để dạy thêm, học thêm, học sinh nào không học thêm thì không biết làm bài tập kiểm tra trong lớp gây bức xúc trong phụ huynh học sinh, sách giáo khoa giảng dạy phải được công bố có thời hạn trước khi niên học mới khai giảng để học sinh chủ động tìm sách để học không để thiếu sách cục bộ gây khó cho học sinh và giáo viên như trong thời gian qua."
Liên quan đến quy định về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, thời gian qua việc tổ chức kỳ thi “2 trong 1” đã xảy ra nhiều tiêu cực và đang được dư luận quan tâm. Đại biểu đề nghị cần xem xét việc có thể bỏ thi tốt nghiệp THPT.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết: "Tôi đề xuất trong Luật có khoản giao cho Chính phủ nghiên cứu thời gian sau tùy thực tế mà có thể bỏ thi THPT chỉ xét tuyển cấp bằng THPT có điều kiện cụ thể để giảm chi ngân sách nhà nước cho kỳ thi này rất tốn kém, mà chỉ tổ chức thi tuyển sinh đại học như trước kia nhằm tuyển sinh học sinh có học lực khá giỏi tham gia, còn học sinh học lực trung bình thì có thể học nghề, lao động theo sở thích, năng lực. Từ đó chất lượng đầu vào ĐH được nâng lên, tiết kiệm cho gia đình và xã hội."
Trong khi đó liên quan đến cấp học và độ tuổi của học sinh phổ thông được quy định trong dự thảo luật: học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi; lớp 6 là 11 tuổi; lớp 10 là 15 tuổi. Đại biểu Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình cho rằng quy định như trên là chưa hợp lý.
Đại biểu Bùi Văn Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình chia sẻ: "Học thì có thi có đỗ, có trượt, đánh giá thì có em được lên lớp, có em ở lại lớp, việc các em vượt tuổi đó đi học là việc bình thường của giáo dục. Nếu chúng ta quy định như này thì coi như chúng ta đẩy các em phải lên lớp đẩy các em phải tốt nghiệp, không cần biết các em học và rèn như thế nào. Chúng tôi đề nghị là về độ tuổi thì chúng ta chỉ quy định là vào lớp 1 là không dưới 6 tuổi, lớp 6 là không dưới 11 tuổi; lớp 10 không dưới 15 tuổi còn việc trên tuổi là chuyện bình thường học suốt đời cơ mà."
Tại phiên thảo luận các vấn đề liên quan đến chính sách đối với người học và người làm trong ngành giáo giục; trình độ chuẩn nhà giáo; ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục ; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục cũng đã được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng để điều tra về hành vi giết người.
(ANTV) - Cơ quan chức năng đã có nhận định ban đầu về vụ hố sâu bất thường xuất hiện trên đường Trường Chinh vào tối qua 26-7.
(ANTV) - Trong sáng nay (27/7), người dân vùng ngập lũ từ các xã Con Cuông, Châu Khê lên khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục khắc phục hậu quả của thiên tai. Những mất mát to lớn này phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được.
(ANTV) - Do mưa kéo dài dẫn đến sạt lở, ngập lụt, đêm qua 26/7, rạng sáng nay 27/7, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 4 người mất tích, 35 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
(ANTV) - Trong hành trình chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi thế hệ người Việt Nam đều có bao người ngã xuống. Họ không chỉ là ký ức mà là máu thịt, là lịch sử đang sống trong từng tấc đất, nhịp thở hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, chúng ta không chỉ nhắc lại quá khứ chiến tranh hào hùng, mà còn cần nhìn sâu vào hiện tại, nơi vẫn có những người chiến sĩ công an đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ cuộc sống bình yên này.
(ANTV) - Việc triển khai dải phân cách cứng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đã diễn ra được một thời gian, giao thông đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, góp phần định hình lại hành vi tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại không ít bất cập, gây mất an toàn và ùn tắc cục bộ.
(ANTV) - Thủ đô Mexico City của Mexico – một trong những đô thị lớn nhất thế giới hiện nay – vừa long trọng kỷ niệm 700 năm ngày thành lập với hàng loạt sự kiện công cộng đặc sắc diễn ra trong ngày thứ Bảy, trong đó nổi bật là các màn trình diễn nghệ thuật tôn vinh cội nguồn bản địa.
(ANTV) - Hòa bình lâu rồi, có những vết thương chiến tranh không còn chảy máu, nhưng vẫn đau, vì mãi chưa lành. Đau vì không biết thân xác người thân đang nằm đâu, trong nghĩa trang nào, dưới tấm bia chưa xác định được danh tính nào. Giữa nỗi đau còn dang dở, những cuộc tìm kiếm danh tính liệt sĩ tưởng chừng không thể đang dần trở thành hiện thực, nhờ xét nghiệm ADN. Và sự vào cuộc đầy trách nhiệm, nghĩa tình của lực lượng Công an nhân dân. Niềm vui, hạnh phúc đó đang được lan toả trên khắp cộng đồng mạng.
(ANTV) - Gần một năm sau khi cơn bão Helene càn quét khu vực phía đông bang Tennessee, những tình nguyện viên vẫn đang miệt mài khôi phục lại một phần của tuyến đường mòn biểu tượng – Appalachian Trail
(ANTV) - Bắt đối tượng nổ súng khi công an kiểm tra nhà trọ; Lâm Đồng: bắt tạm giam giám đốc và phó giám đốc công ty tơ tằm Nam Ban Silk; Đà Nẵng: triệt xóa đường dây ma túy liên tỉnh; Vụ tai nạn ở Hà Tĩnh khiến 25 người thương vong: xe khách chạy 'chui'; Đắk Lắk: bắt đối tượng cưỡng đoạt tài sản;... là những tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua.