Thứ Năm, 29/05/2025 23:45 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Tù chung thân không xét giảm án: Bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa chung với xã hội

BT

(ANTV) - Trong sáng nay, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Nhiều ý kiến đánh giá cao dự thảo đã tiếp thu nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của TW, phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và đã đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong bối cảnh mới.

Liên quan đến bỏ án tử hình thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án đối với 8 tội danh.

Các đại biểu cho rằng: đây là bước cải cách luật pháp, thể hiện rõ nét của một tiến trình nhân văn hóa pháp lý.

Liên quan vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương cho rằng:

Theo tiến trình phát triển của xã hội, từ năm 1999 đến nay, qua các lần sửa đổi, số lượng tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình đã giảm từ 29 xuống còn 18 tội và dần thu hẹp việc áp dụng hình phạt tử hình.

Quy định như vậy là phù hợp với xu hướng hệ thống pháp luật quốc tế, đó là nhiều quốc gia trên thế giới đã xóa hình phạt tử hình hoặc hạn chế áp dụng ở mức đối đa.

Điều này khẳng định chính sách hình sự tiến bộ và nhân đạo của Việt Nam.

Đặc biệt là với một số tội danh, việc áp dụng hình phạt tử hình không thật sự cần thiết và hiệu quả, trên thực tế hầu như không áp dụng.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, tôi cho rằng chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách công bằng rằng bỏ hình phạt tử hình trong một số tội danh không có nghĩa là khoan dung với tội phạm, mà là sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh pháp lý, nhận thức nhân quyền, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. Tuy nhiên, việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội danh nào cần có sự xem xét kỹ lưỡng, dựa trên các đánh giá khoa học và toàn diện về tính chất, mức độ nguy hiểm, về tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng khi xét xử để không làm tính răn đe của pháp luật.

Nhiều ý kiến nhìn nhận: việc bỏ tử hình đối với 8 tội danh và thay thế bằng hình phạt chung thân không giảm án được xem là hình phạt chính.

Việc áp dụng hình phạt này không tước đi quyền được sống của người phạm tội nhưng sẽ cách ly người phạm tội suốt đời ra khỏi đời sống xã hội.

Và với hình phạt chung thân không giảm án thì vẫn bảo đảm được tính răn đe, phòng ngừa cá biệt, tức là phòng ngừa với chính người phạm tội và phòng ngừa chung đối với xã hội.

Ông Nguyễn Lâm Thành, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho biết, trên thực tế, cái người bị tuyên chung thân không giảm án đôi khi họ còn sợ hơn là tử hình, bởi vì tử hình có lúc còn cảm thấy có lối thoát bởi vì sẽ được siêu thoát, nhưng mà chung thân không giảm án sẽ là vĩnh viễn cách ly khỏi đời sống xã hội. Đấy là cái câu chuyện trong cái tâm lý con người cũng có thể dẫn đến cái trường hợp như thế.

Ông Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội cho biết, việc quy định này sẽ làm xét xử được hợp lý hơn đối với hình phạt rất cân não là tử hình. Đây là ý kiến của một vị làm Chánh án nhiều năm phát biểu ở đoàn Quốc hội Hà Nội. Nhiều khi có những cái tội rất khó nếu tử hình thì nặng quá, chung thân thì nhẹ quá, thì bây giờ có thêm cái hình phạt ở giữa nữa thì phải nói là làm cho khi xét xử nó hợp lý hơn.

Giải trình làm rõ một số vấn đề, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ:

Theo tổng hợp đến năm 2024, 142/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã bỏ án tử hình trên phương diện luật định hoặc thực tiễn.

Nếu Quốc hội thông qua việc bỏ 8 tội danh, thì số tội còn lại có mức hình phạt tử hình sẽ giảm từ 18 xuống còn 10.

Đây là bước tiến dài, thể hiện sự thay đổi căn bản trong quan điểm chính sách hình sự của nước ta, đặc biệt là với hình phạt nghiêm khắc nhất: tước quyền sống của con người.

Về vấn đề bỏ tử hình đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Phó thủ tướng nhấn mạnh: Trong quá trình soạn thảo, cơ quan chuyên môn đã thảo luận rất kỹ.

Trường hợp nếu vận chuyển phục vụ trực tiếp, xác định được cho buôn bán hoặc sản xuất ma túy thì vẫn có thể xử lý theo 2 tội danh còn giữ hình phạt tử hình là: mua bán và sản xuất, tức là vẫn bảo đảm xử lý nghiêm theo các trường hợp nghiêm trọng, có tổ chức.

Phó thủ tướng khẳng định: Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công an nghiên cứu, tiêp thu, giải trình đầy đủ, cụ thể, kèm theo các số liệu, lập luận, dẫn chứng rõ ràng để trình Quốc hội xem xét.

Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Còn trong chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đảm bảo an ninh, an toàn  Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Đảm bảo an ninh, an toàn Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Xã hội 29/05/2025

(ANTV) - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 là một trong những sự kiện nổi bật nhất trong mùa hè tại thành phố Đà Nẵng. Với 6 đêm diễn, kéo dài từ ngày 31/5 đến 12/7, sự kiện là điểm hẹn của đông đảo người dân và du khách quốc tế. Do đó, công tác đảm bảo ANTT, TTATGT luôn được chú trọng và siết chặt hơn.

Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và tăng cường minh bạch trong hoạt động tín dụng

Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và tăng cường minh bạch trong hoạt động tín dụng

Kinh tế 29/05/2025

(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín Quốc hội khóa XV, trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Qua thảo luận nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc luật hóa cơ chế thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng là điểm mới tích cực, góp phần tháo gỡ các vướng mắc lớn trong xử lý tài sản bảo đảm, giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao khả năng thu hồi nợ.

EU và 6 nước thành viên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả

EU và 6 nước thành viên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả

Thế giới 29/05/2025

(ANTV) - Ngày 28/5, Liên minh châu Âu (EU) và 6 quốc gia thành viên vừa phê chuẩn Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, đánh dấu một bước tiến quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ số lượng cần thiết để hiệp ước có hiệu lực thi hành.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chính trị 29/05/2025

(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc chiều nay, với đa số đại đại biểu có mặt tại hội trường ấn nút biểu quyết tán thành Quốc hội khóa XV đã thông thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Với nhiều cơ chế, chính sách vượt trội, Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn cho nhà đầu tư được tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

FED lo ngại nguy cơ lạm phát với kinh tế Mỹ

FED lo ngại nguy cơ lạm phát với kinh tế Mỹ

Thế giới 29/05/2025

(ANTV) - Ngày 28/5, Fed đã công bố biên bản cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày 6 - 7/5. Theo đó, giới chức Fed đa số đều nhận định rủi ro bất ổn kinh tế lẫn thất nghiệp, lạm phát đều tăng. Đây là lý do khiến Fed giữ nguyên lập trường chờ đợi để có thêm dữ liệu, thông số kinh tế mới.

Xem thêm