
(ANTV) - Chuyển đổi số được xác định là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Một xu thế tất yếu không thể cưỡng lại, khi cả thế giới đang “chuyển mình” sang kỷ nguyên công nghệ, Việt Nam đứng trước yêu cầu phải có cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện.
Cuộc cách mạng chuyển đổi số trước hết đi từ sự đổi mới về tư duy, nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Cùng với đó là những nỗ lực khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội từ nhân lực, vật lực và tài lực để tận dụng thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới.
Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 cùng với việc triển khai Đề án 06 là những bước đi mang tính đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Công tác triển khai Đề án 06 cùng những nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã mang lại kết quả thiết thực, tạo tiền đề để xây dựng quốc gia số, hoàn thiện dựa trên 3 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan trọng: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Trong bài viết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thể hiện những quan điểm rất mới, có tính lý luận cao về vai trò đặc biệt quan trọng của chuyển đổi số. Cả trong lý luận và thực tiễn đều chứng minh những quan điểm trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoàn toàn đúng đắn, có tầm nhìn vượt trước, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, tiếp tục cho thấy quan điểm nhất quán, sự ưu tiên quan tâm của Đảng đối với chuyển đổi số quốc gia.
Thực tế triển khai chuyển đổi số đã chứng kiến nhiều làn gió mới. Chính phủ số tiên phong đổi mới , kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Chủ trương chuyển đổi số quốc gia được triển khai nhất quán, xuyên suốt và kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành từ Trung ương đến địa phương.
Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Công tác đẩy mạnh cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử cho công dân đã từng bước khẳng định năng lực chuyển đổi số và hiệu quả trong công tác định hướng, triển khai các hoạt động hướng tới các mục tiêu phát triển quốc gia của chính phủ.
Người dân được hưởng nhiều tiện ích, doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi phát triển, thủ tục hành chính được xử lý nhanh hơn, giảm tối thiểu chi phí phát sinh, tiết kiệm ngân sách nhà nước, tạo môi trường hành chính công khai minh bạch. Đây là yếu tố quan trọng để tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong quản lý kinh tế - xã hội.
Trong thập kỷ gần đây, trước sự bùng nổ về công nghệ, Việt Nam đã chứng kiến một sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số cả về quy mô lẫn chỉ số tăng trưởng. Hiện nay kinh tế số đang chiếm tỷ trọng khá cao 18,3% trong GDP. tiếp tục hướng nền kinh tế số tới mục tiêu chiếm 30% GDP năm 2030.
Phân bổ nguồn lực hợp lý để triển khai chuyển đổi số đồng thời 8 lĩnh vực được ưu tiên: Y tế, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.
Mỗi một giai đoạn thực hiện chuyển đổi số luôn lấy người dân làm trung tâm.
Trong tiến trình xây dựng xã hội số, y tế và giáo dục là trong số những lĩnh vực được chú trọng, có tác động trực tiếp tới chất lượng an sinh xã hội.
Đối với ngành y tế, chúng ta nhận thấy những thay đổi lớn từ Sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng”; Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa cho người dân, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số ngành y tế.
Hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thích ứng với công cuộc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh không ngừng. Với mục tiêu tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, ngành giáo dục cũng có nhiều đổi mới, thể hiện vai trò chủ lực. Những lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh những mục tiêu về kinh tế số, xã hội số, thì thể chế kiến tạo đóng vai trò quyết định trong việc chấp nhận và nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo, bảo đảm trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, Chính phủ đang nỗ lực hoàn thiện thể chế, pháp luật, ban hành các chiến lược phát triển lĩnh vực rất tiềm năng này.
Việt Nam vẫn đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế số và xã hội số. Cùng với việc rất sớm ban hành các nghị quyết của Đảng, Chính phủ, và Chương trình chuyển đổi số quốc gia, chúng ta đang đi cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số với những cơ hội lớn để bứt phá, vượt lên.
Chuyển đổi số gắn liền với tiến trình phát triển của đất nước. Việt Nam có đầy đủ Tiềm lực và luôn trong tâm thế sẵn sàng để tiến tới chuyển đổi số.
Sự đổi mới về tư duy, phương hướng hành động, những nỗ lực thực hiện từng dấu mốc quan trọng để đưa đất nước phát triển phồn vinh và vững mạnh,
chuyển đổi số - cuộc cách mạng tạo ra bước đột phá mới, động lực mới trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam: giàu mạnh, dân chủ, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 25/4 cho biết, đang điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất lớn, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, các đối tượng trong đường dây này đã nhắm vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến vụ TNGT xảy ra vào sáng ngày 12/4 tại ngã ba đường Trần Quang Khải và đường Võ Khắc Triển, thuộc địa phận phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.
(ANTV) - Liên quan đến vụ đánh nữ y sĩ Trạm Y tế xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai vào vào chiều 11/2, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã khởi tố 2 bị can về tội cố ý gây thương tích.
(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
(ANTV) - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa khởi tố 10 đối tượng về tội “Cố ý gây thương tích” và “Gây rối trật tự công cộng”.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông “không hài lòng” sau khi Nga phát động đợt tấn công Kiev, Ukraine và gây chết nhiều người nhất trong 9 tháng qua, đồng thời kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin dừng lại.
(ANTV) - Tại trường trung học Notre-Dame de Toutes-Aides ở thành phố Nantes, Tây Bắc nước Pháp đã xảy ra vụ đâm dao khiến 1 người thiệt mạng và 3 người bị thương.
(ANTV) - Trên mặt trận Yemen, quân đội Mỹ đêm qua cũng đã mở thêm nhiều đợt không kích vào quốc gia Trung Đông, đánh phá ác liệt các mục tiêu của lực lượng Houthi ở khu vực thủ đô Sanaa và đảo Kamaran thuộc thành phố cảng Hodeidah.
(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.
(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.