
(ANTV) - Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm về việc chuyển hơn 600ha rừng để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Dự án này đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV và được điều chỉnh chủ trương đầu tư tại kỳ họp 5, Quốc hội khoá XV. Liên quan đến nội dung này, dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Để hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến dự án hồ thủy lợi Ka Pét, ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội khóa XV đã trả lời phỏng vấn Phóng viên Truyền hình CAND:
Phóng viên: Nói về tầm quan trọng của các dự án hồ thủy lợi, đặc biệt là tại khu vực thiếu nước trầm trọng như huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ông đánh giá thế nào về tính cấp thiết của việc xây dựng 1 hồ thủy lợi tại những khu vực này?
Ông Nguyễn Quang Huân: Ninh Thuận, Bình Thuận và kể cả Khánh Hòa là những vùng thường thiếu nước vào mùa khô hạn, cái thiếu nước ở đây là thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước cho nông nghiệp và thậm chí thiếu nước cho công nghiệp nữa.
Do vậy, 1 dự án thủy lợi là rất cần thiết tại các khu vực này và khẳng định tầm quan trọng của nó tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, quốc hội vẫn tiếp tục đưa ra quyết định cho phép xây dựng hồ thủy lợi Ka pét.
Quốc hội đã đưa ra xem xét và đánh giá được tầm quan trọng của dự án nên quyết định cho tỉnh triển khai dự án này.
Phóng viên: Với dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận sẽ phải sử dụng hơn 600 ha rừng (trong đó có hơn 137ha rừng đặc dụng) chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét, những tác động như thế nào đối với môi trường có thể xảy ra nếu thực hiện dự án theo dự định ban đầu là sẽ bỏ đi hơn 600 hecta rừng thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Huân: Tất nhiên khi đụng đến rừng là nó cũng ảnh hưởng tác động đến môi trường, đặc biệt khi chúng ta đang hướng đến nền kinh tế xanh, tức là phải quan tâm đến việc trồng rừng.
Ngoài ra, những hộ sống xung quanh khu vực cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tính đến những nguồn lợi đem lại cho người dân. Hiện nay khoảng 120 nghìn dân đang thiếu nước sẽ có nước, hoặc những khu vực hoang cằn đang thiếu nước sẽ được cấp nước.
Chúng ta cũng đừng nghĩ là mất hơn 600 hecta rừng là đơn thuần chúng ta mất đi hoàn toàn số rừng đó.
Phóng viên: Để thay thế cho hơn 600ha diện tích rừng tự nhiên bị ngập tại hồ thủy lợi Ka Pét, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát trồng mới với diện tích 1.844ha (gấp 3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng hồ chứa nước Ka Pét). Nỗi lo mất rừng và trồng rừng thay thế là băn khoăn lớn nhất của các nhà khoa học ở dự án này. Về phần mình, ông đánh giá thế nào về tính khả thi cũng như hiệu quả của việc trồng rừng thay thế này?
Ông Nguyễn Quang Huân: Việc trồng rừng thay thế là theo luật lâm nghiệp chúng ta phải làm. Thứ 2 là theo nghị quyết của Quốc hội, UBND tỉnh Bình Thuận cũng sẽ phải tiến hành theo qui định.
Còn hiệu quả cao như thế nào thì các nhà khoa học và các nhà môi trường sẽ phải đánh giá.
Nếu thay thế hecta rừng tự nhiên với lượng gỗ lớn có lượng hấp thụ cacbon lớn bằng những hecta rừng trồng mới và cây con thì sẽ hơi thiên lệch. Nhưng nếu đối với rừng tự nhiên hiện nay chỉ ở mức rừng đặc dụng hoặc sử dụng làm du lịch là chính, mà chúng ta trồng thay thế rừng với diện tích nhiều lên, phủ được vùng đất đang bị hoang cằn, thì điều đó lại là rất tốt.
Phóng viên: Đây không phải là dự án đầu tiên dự định bỏ rừng để xây dựng các công trình kinh tế. Trước đó cũng đã có nhiều dự án phá bỏ diện tích rừng để xây dựng công trình, sân golf, nhà máy. Cụ thể, mới đây nhất, quyết định điều chỉnh diện tích rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải từ 12.500ha còn 1.320ha của UBND tỉnh Thái Bình, cũng đã gây tranh cãi trong dư luận. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc cũng như quyết định của UBND tỉnh Thái Bình?
Ông Nguyễn Quang Huân: Các chủ trương đường lối của Đảng nói rất rõ về chương trình phát triển bền vững. Phát triển bền vững là phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Nó phải gồm 3 yêu tố đó. Nếu chúng ta phá rừng ồ ạt để làm kinh tế thì không phải là phát triển bền vững.
Hiện nay chúng ta đã thể chế nghị quyết của Đảng bằng rất nhiều luật. Chúng ta đề cập rất nhiều đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thế nên khi nhất quán như thế rồi thì các cấp thực hiện, các chủ dự án phải tuân thủ chủ trương nghị quyết đó. Nếu anh ko đánh giá cụ thể, mà làm bừa làm ẩu thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không chỉ là câu chuyện đúng sai nữa.
Theo Luật Lâm nghiệp, khi thu hồi lên đến 50 hecta rừng đặc dụng trở lên thì anh phải báo cáo Quốc hội. Và quốc hội cũng không phải là ngồi nghe báo cáo và quyết định mà phải thẩm tra rất kỹ.
Như Quốc hội vừa rồi xét duyệt dự án hồ Ka pét là phải cử nhiều đoàn đi giám sát, để xem xét rất kỹ xem nó có đảm bảo điều kiện phát triển bền vững hay không trước khi đưa ra quyết định.
Phóng viên: Quay trở lại với dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận. Theo ông dự án này có phù hợp tại thời điểm hiện tại không. Và cụ thể đâu là cái được và đâu là cái mất mà chúng ta phải đánh đổi nếu thực hiện dự án này thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Huân: Được hay mất thì do các nhà khoa học đánh giá và phải lượng hóa lên, và cái này rất dễ lượng hóa. Cái thiệt hại nhìn thấy rất rõ ở đây là cái hấp thụ, cái bảo tồn, phòng hộ, rừng phòng hộ có tác dụng giữ nước, rừng phòng hộ có rất nhiều cái lợi, và khi đó những cái lợi này sẽ mất đi.
Tuy nhiên, bù lại chúng ra sẽ có thêm hơn 1800 hecta được trồng rừng mới, nó sẽ bù đắp lại. Ngoài ra những lợi ích về mặt kinh tế, hồ trữ nước phục vụ tưới tiêu, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tính toán được. Và tôi tin rằng dự án đã được nghiên cứu rất kỹ bởi các nhà tư vấn, các nhà khoa học trước đó.
Chỉ có điều rằng là khi các nhà khoa học hiện nay lên tiếng , nêu ý kiến phản biện thì các nhà tư vấn và UBND tỉnh phải có nghiên cứu kỹ và trả lời 1 cách thỏa đáng, đưa ra bằng các con số.
Và tôi cũng tin rằng với các dự án phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta cũng sẽ không đánh đổi môi trường bằng phát triển kinh tế đơn thuần. Nhưng phải đánh giá kỹ nếu nguồn lợi mang lại lớn hơn những thiệt hại, những ảnh hưởng có thể xảy ra rất nhiều thì chúng ta cũng nên làm và tập trung nghiên cứu để triển khai dự án…
Phóng viên: Vậy trước mỗi dự án liên quan đến vấn đề môi trường cũng như ảnh hướng lớn đến cuộc sống của người dân, thì điều gì là quan trọng nhất và cần thiết phải tính đến trước khi đưa ra quyết định thực hiện thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Huân: Cần phải đánh giá đúng những tác động về môi trường và xã hội, đánh giá cụ thể về số hộ dân bị ảnh hưởng để từ đó có phương án khắc phục và giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân trước khi thực hiện các dự án.
Nói về cái dự án thủy lợi Ka Pét này, bản thân tôi cũng được tham gia các đoàn đánh giá, chúng tôi cũng đã xem xét rất kỹ. Nhiều cuộc họp, chuyên gia cho ý kiến, đại biểu quốc hội cũng cho ý kiến, chính quyền, các bộ nghành đều được cho ý kiến trước khi đưa ra quốc hội,… chúng ta đã làm rất cẩn trọng chứ không phải là vội vàng.
Tuy nhiên tôi cũng muốn khẳng định lại 1 lần nữa ko phải vì thế mà chúng ta phớt lờ những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, chúng ta cần tôn trọng các ý kiến phản biện và chúng ta cần đánh giá lại 1 lần nữa, và từ đó truyền thông rộng rãi cho các học giả, cho nhân dân, cho những người quan tâm, rồi sau đó đạt được sự đồng thuận từ nhiều phía thì khi đó dự án triển khai tôi tin là sẽ được bền vững.
Phóng viên: Cảm ơn ông!
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.
(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.
(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.
(ANTV) - Liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc trên không gian mạng thông qua trang web bong88 với quy mô khoảng 350 tỷ đồng, trong giai đoạn 2 của chuyên án, Cơ quan CSĐT, Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố 14 bị can, trong đó bắt tạm giam 10 đối tượng
(ANTV) - Từ ngày 5/9 tới, quy định bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Bộ Tài chính sẽ chính thức có hiệu lực.
(ANTV) - Xu hướng đào thải đang xuất hiện rõ rệt sàn trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.
(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.
(ANTV) - Chiều 27/7, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú (TP Cần Thơ) cho biết, Công an xã đã có báo cáo kết quả xác minh ban đầu việc người phụ nữ đánh đập cháu bé bán vé số dạo.