
Hoàn lương không chỉ là khát vọng của những người có một thời lầm lỗi mà còn là mong mỏi của cả cộng đồng, xã hội bởi sự hoàn lương đó không chỉ góp phần mang lại bình yên cho xã hội mà việc mỗi người lầm lỗi hoàn lương, trở về với con đường sáng còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tiếp nối chương trình, phóng viên Radiocand đã phỏng vấn Thượng tá Lê Văn Nhanh- Phó trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, công an tỉnh An Giang về công tác thực hiện Nghị định 80/CP tại địa phương trong thời gian qua:
Phóng viên: Hiện nay tỉ lệ tái phạm tội trong những người chấp hành xong án phạt tù trở về cư trú ở An Giang thế nào, thưa đồng chí?
Thượng tá Lê Văn Nhanh: Vâng hiện nay theo danh sách thì số người chấp hành xong án phạt tù ở An Giang là 6.245 người trong đó có hơn 300 người chưa về địa phương sinh sống... Qua theo dõi của chúng tôi thì hiện có 278 người tái vi phạm pháp luật, chiếm tỉ lệ 6,6% (trên tổng số 4.200 người chấp hành xong án phạt tù hiện đang sống ở An Giang)...
Phóng viên: Việc tổ chức, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú tái hoà nhập cộng đồng theo Nghị định 80/CP ở An Giang thời gian qua đã được công an tỉnh phối hợp thực hiện như thế nào?
Thượng tá Lê Văn Nhanh: Với những người này, ngay khi nhận danh sách từ Bộ thì chúng tôi đã trực tiếp cử cán bộ đến cơ sở cấp huyện để bàn giao các trường hợp, phối hợp chính quyền các xã thị trấn có kế hoạch quản lý, giáo dục cũng như phân công người trực tiếp giúp đỡ những trường hợp này tái hoà nhập cộng đồng. Nói chung là các đoàn thể ở địa phương thì họ quản lý rất chặt số này, rồi tạo điều kiện giúp đỡ cho những người này có việc làm nên tỉ lệ phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù cũng thấp. Những người này khi về địa phương cư trú thì luôn được công an cơ sở và các đoàn thể giám sát, động viên nên nếu có xuất hiện biểu hiện vi phạm pháp luật hay sơ suất không chấp hành nội quy ở địa phương thì cũng được nhắc nhở kịp thời...
Phóng viên: Cụ thể thì Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã triển khai thực hiện NĐ 80/CP ra sao?
Thượng tá Lê Văn Nhanh: Đơn vị có phân công cụ thể cá nhân phụ trách, đến nay chúng tôi đã cấp đổi chứng minh nhân dân cho hơn 2800 người ra tù về địa phương, rồi kịp thời hướng dân họ làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, làm thủ tục xoá án tích, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho hơn 3500 người. Chúng tôi đã tạo điều kiện đào tạo nghề cho 492 người; rồi cấp mới 200 căn nhà, sửa chữa 17 căn nhà cho người chấp hành xong án phạt tù, về địa phương tiến bộ và có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị là 560 triệu đồng. Rồi cấp 41 sổ bảo hiểm y tế và 15 bảo hiểm lao động cho người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh khó khăn; giới thiệu việc làm cho 1.384 người. Theo thống kê hiện toàn tỉnh An Giang đã có 3.146 người ra tù có việc làm, trong đó có 647 người được các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể giúp đỡ tạo việc làm hoặc được vay vốn để thoát nghèo...
Phóng viên: Thực tế là để người chấp hành xong án phạt tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, nhất là qua các mô hình tái hoà nhập nhằm huy động sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Vậy hiện nay tỉnh An Giang đang có những mô hình tái hoà nhập cộng đồng nào hoạt động hiệu quả nhất?
Thượng tá Lê Văn Nhanh: Ở đây thì mình có mô hình quỹ doanh nhân với an ninh trật tự, nổi bật ở huyện Tri Tôn được thành lập năm 2011 , đến nay đã vận động đóng góp cho nguồn quỹ này khoảng 800 triệu đồng và đã thẩm định xét cho 52 người ra tù vay vốn thoát nghèo... Mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực , đến nay trên địa bàn huyện đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến về tái hoà nhập cộng đồng. Một mô hình nữa là “Họp mặt người hoàn lương” của huyện Thoại Sơn được thành lập từ năm 2010. Mô hình này hàng năm tổ chức các buổi họp mặt người hoàn lương, lãnh đạo huyện trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi động viên người chấp hành xong án phạt tù , nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ để có chính sách hỗ trợ giúp đỡ; huyện đã cấp 15 căn nhà cho người ra tù có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay mô hình “Họp mặt người hoàn lương” của huyện Thoại Sơn đã được nhân rộng ra 7 huyện, thị khác của tỉnh.
Phóng viên: Cảm ơn đồng chí đã trao đổi
(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.
(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.
(ANTV) - Quy trình đăng ký xe tại Công an xã Hà Hồi không chỉ được triển khai bài bản mà còn được thiết kế với mục tiêu rõ ràng: rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu thủ tục rườm rà và đặt trải nghiệm của người dân làm trung tâm.
(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 01/03/2025, Bộ Công an chính thức tiếp quản công tác quản lý nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự thay đổi này đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác đấu tranh với tệ nạn ma túy.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Quảng cáo trực tuyến và livestream bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng.