Thứ Hai, 28/07/2025 01:17 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Cần đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông

(ANTV) - Khu vực Biển Đông có một vị trí quan trọng, bởi 1/3 lượng hàng hóa của thế giới được vận chuyển qua vùng biển cửa ngõ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương này, và là nơi có nguồn dự trữ tiềm tàng khổng lồ về dầu lửa và khí đốt dưới đáy biển. 

Chính vì thế, Biển Đông được xác định không chỉ là vùng biển chiến lược, mà còn là trung tâm hàng hải quan trọng của thế giới, nên việc đảm bảo hòa bình, an ninh tại đây được xem là lợi ích và trách nhiệm chung của Việt Nam và thế giới.

Những ngày qua dư luận quốc tế đổ dồn sự chú ý vào Biển Đông khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã xâm phạm và thăm dò địa vật lý trên vùng biển của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

PGS.TS Vũ Thanh Ca - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý biển và hải đảo phân tích: Vi phạm đầu tiên là  Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trong đó đã quy định rất rõ ràng là vùng biển của quốc gia ven biển bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong đó lãnh hải có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và vùng thềm lục địa có chiều rộng tối đa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Quốc gia ven biển có chủ quyền trong lãnh hải, có quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền  kinh tế và thềm lục địa. Và bất cứ một quốc gia nào khác muốn thực hiện nghiên cứu khoa học trong vùng biển của quốc gia ven biển thì phải xin phép quốc gia ven biển, và chỉ được thực hiện việc nghiên cứu khoa học sau khi được quốc gia ven biển cho phép, đồng thời quốc gia đó phải mời quốc gia ven biển cử ít nhất 2 người lên tàu để đi cùng thực hiện việc nghiên cứu khoa học và được chia sẻ số liệu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã hoàn toàn không xin phép Việt Nam khi mà xâm phạm vùng biển Việt Nam. Như vậy Trung Quốc đã vi phạm đầu tiên là  Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia như  Mỹ, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung kêu gọi hòa bình ổn định trên Biển Đông, trong khi Ấn Độ phản đối đe dọa hoặc dùng vũ lực. Bởi hành động này của Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi biển của Việt Nam, gây phức tạp tình hình ở khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và an ninh hàng hải trên Biển Đông.

Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Biển Đông bao gồm một vùng biển diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, an ninh trong khu vực và trên toàn cầu, là vùng biển có những tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới. Hàng triệu người dân trong khu vực đang trực tiếp hoặc gián tiếp kiếm sống từ các hoạt động hàng hải trên Biển Đông.  Vì thế, là một quốc gia ven bờ Biển Đông, Việt Nam luôn nỗ lực hành động vì sự ổn định và hòa bình trong khu vực, đảm bảo trật tự hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, giải quyết các vấn đề mới nổi bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cùng với các điều luật quốc tế hiện hành khác.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm