Chủ Nhật, 27/07/2025 23:45 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

COP28 – Kỳ vọng sự đột phá

(ANTV) - Thỏa thuận đạt được tại COP27 mới chỉ ở dạng điều khoản thỏa thuận, hay nói đúng hơn là trên danh nghĩa. Cái mà các quốc gia đang phát triển hay các nước nghèo cần chính là một hành động thực tiễn từ các nước phát triển. Ngay trong ngày đầu tiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28, Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đều muốn đưa ra những hành động cụ thể.

Nhìn lại một số hình ảnh từ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) vào tháng 11 năm ngoái tại Ai Cập. Tại phiên bế mạc của hội nghị, các đại biểu đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc thành lập Quỹ bồi thường tổn thất và thiệt hại cho các nước dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Sau Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, thì đây là thỏa thuận lịch sử hiếm hoi tiếp theo mà COP đạt được kể từ khi triển khai hội nghị. Đáng chú ý hơn, nội dung thành lập quỹ bồi thường này vốn không nằm trong chương trình nghị sự ban đầu. Tuy nhiên, trước nỗ lực của các nước đang phát triển, đây đã trở thành chủ đề được quan tâm hàng đầu tại COP27.

Dẫu vậy, thỏa thuận đạt được tại COP27 mới chỉ ở dạng điều khoản thỏa thuận, hay nói đúng hơn là trên danh nghĩa. Cái mà các quốc gia đang phát triển hay các nước nghèo cần chính là một hành động thực tiễn từ các nước phát triển.

Và điều này đã nhen nhóm ngay trong ngày đầu tiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).

Mặc dù phát thải ít, song các nước đang phát triển lại phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trước những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và nắng nóng nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu vào năm 2018, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải CO2, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất 290-580 tỷ USD/năm vào năm 2030 và 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.

Trong những tháng gần đây, khó khăn càng đè nặng lên các nước đang phát triển, khi họ vừa phải căng mình đối phó với thảm họa thiên nhiên, vừa phải chật vật vì lạm phát leo thang, khủng hoảng lương thực và năng lượng hay chiến tranh, xung đột.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết về việc Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đến nay, Việt Nam đã đưa ra một loạt chương trình hành động để hiện thực hóa các cam kết nhằm ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu, và điều này cũng một lần nữa được nhấn mạnh trong bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP28 vào ngày 2/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP28 là dịp để Việt Nam thể hiện mạnh mẽ thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu; giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ chủ trương, quyết tâm và nỗ lực, cũng như khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm