(ANTV) - Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn: tài chính khí hậu.
Dự thảo tuyên bố chung, công bố ngày 21/11, không đưa ra bất kỳ con số cụ thể nào về mức tài trợ mà các quốc gia giàu có sẽ cung cấp để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng sạch và thích ứng với những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. COP29 dự kiến bế mạc vào ngày 22/11, đồng nghĩa với việc thời gian để các bên đi đến sự thống nhất về con số tài trợ cần thiết cũng đang dần hết.
Việc không có con số cụ thể đã khiến các nhà đàm phán cảm thấy bế tắc, đặc biệt khi dự thảo nêu 2 quan điểm đối lập rõ rệt. Một bên là các quốc gia giàu có, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, cho rằng tài chính khí hậu nên bao gồm cả nguồn tài trợ từ các tổ chức tư nhân và các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc. Bên kia, các nước đang phát triển lại yêu cầu rằng nguồn tài chính chủ yếu đến từ ngân sách chính phủ các quốc gia giàu có, và chủ yếu là dưới dạng viện trợ không hoàn lại, thay vì cho vay có thể làm gia tăng nợ công.
Trong khi tài chính khí hậu được xem là ưu tiên hàng đầu của chương trình nghị sự COP29, thì nhiên liệu hóa thạch tiếp tục là một vấn đề gây tranh cãi tại hội nghị năm nay.
Giới quan sát cho rằng với thời gian chỉ còn lại vài giờ, các nhà đàm phán cần nhanh chóng đồng thuận về 3 vấn đề chính: số tiền cụ thể được cam kết, bao nhiêu trong số đó sẽ dưới dạng viện trợ không hoàn lại và cách thức tài trợ sẽ được thu thập và phân phối./.
(ANTV) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chinh phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4. Sáng nay 16/5, sau Lễ đón chính thức, hai Thủ tướng đã tiến hành hội đàm - Họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
(ANTV) - Chiều nay (16/5), tại Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội phát động cao điểm tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công an TP đã ban hành Kế hoạch xây dựng các hoạt động kỷ niệm thành một chuỗi các hoạt động có tính liên kết, có lộ trình cụ thể với 7 hoạt động thường xuyên và 15 hoạt động theo từng tháng.
(ANTV) - Khoảng 10 giờ 30 phút sáng nay 16/5, tại công trường thi công công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) xảy ra vụ sạt lở khiến nhiều người thương vong.
(ANTV) - Khoảng 50 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel vào Gaza sáng 16/5. Nhiều người được cho đang mắc kẹt trong đống đổ nát.
(ANTV) - Các phái đoàn từ Nga và Ukraine đã họp tại Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày hôm nay 16/5, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ tháng 3/2022, một tháng sau khi xung đột bùng nổ. Tuy nhiên, cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên giữa Kiev và Moskva đã kết thúc nhanh chóng sau chưa đầy 2 giờ và không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
(ANTV) - Trong 02 ngày 15 và 16/5, tại tỉnh Thái Bình, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 02 cựu ĐBQH là bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và bị cáo Lê Thanh Vân. Cùng được xem xét kháng cáo là bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước).
(ANTV) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Cục Truyền thông CAND, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2025-2030.
(ANTV) - Hiện nay, TP.HCM có khoảng 74.000 phòng trọ chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Trong số này, nhà trọ độc lập khoảng 9.000 phòng và nhà ở riêng lẻ kết hợp cho thuê trọ khoảng 65.000 phòng. Trước mối quan tâm về phòng trọ không đạt chuẩn, TPHCM đang xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ, tạo điều kiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đạt chuẩn nhằm đảm bảo môi trường sống, an toàn PCCC cho người thuê trọ.
(ANTV) - Hôm nay (16/5), Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Hàn Quốc đã thông qua tuyên bố chung, kết thúc hai ngày đàm phán nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương.
(ANTV) - Từ sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận thuế quan tạm thời, hoạt động vận tải biển giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có sự phục hồi rõ rệt. Một dữ liệu gần đây cho thấy, tổng số lượng đơn hàng container vận tải biển giữa hai nước đã tăng vọt 300% trong tuần này lên mức khoảng 21.000 container tiêu chuẩn, sau khi kế hoạch giảm thuế quan được công bố. Những sự phục hồi trong hoạt động thương mại đang giúp củng cố niềm tin của các nhà xuất khẩu hàng hóa hai nước về một thỏa thuận thương mại lâu dài. Sau đây là câu chuyện từ chính các chủ trang trại nông nghiệp của Mỹ.