Thứ Hai, 28/07/2025 01:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Dấu mốc lịch sử của NATO khi kết nạp Phần Lan làm thành viên thứ 31

BT

(ANTV) - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức có thành viên thứ 31 là Phần Lan bắt đầu từ ngày hôm nay (4/4). Như vậy, Hội nghị Ngoại trưởng của NATO lần này là một dấu mốc lịch sử quan trọng đối với an ninh của Phần Lan, khu vực Bắc Âu và cả NATO - khi củng cố an ninh và sức mạnh cho khối quân sự này.

Đây cũng là một cột mốc đối với cấu trúc an ninh châu Âu, một trong những biến động địa chính trị lớn nhất tại châu lục này trong nhiều thập kỷ qua.

Tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan diễn ra khá nhanh chóng, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn lịch sử là hơn 10 tháng, kể từ khi Phần Lan chính thức nộp đơn xin làm thành viên NATO vào tháng 5/2022, chấm dứt hơn 7 thập kỷ duy trì chính sách trung lập của nước này.

Ngày 4/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố liên minh quân sự này sẽ không triển khai bất kỳ binh sĩ nào ở Phần Lan nếu không có sự đồng thuận của nước sở tại.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng: Đó là quyết định của Phần Lan, sẽ không có binh sĩ nào của NATO ở Phần Lan nếu không có sự đồng ý của nước này. Phần Lan sẽ đưa ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến và có khả năng vượt trội đến với NATO.

Ông Stoltenberg nêu rõ, khi Phần Lan gia nhập liên minh, nước này sẽ được bảo vệ bởi Điều 5 của Hiệp ước Washington, theo đó quy định về an ninh tập thể của tất cả các nước thành viên NATO trước một cuộc xâm lược quân sự. Do đó, Phần Lan sẽ nhận được sự đảm bảo an ninh chắc chắn.

Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng việc kết nạp Thụy Điển vào NATO vẫn là ưu tiên hàng đầu của Brussels.

Trong khi đó, về phía Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng việc Phần Lan gia nhập NATO và việc liên minh quân sự này tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu đã làm tăng nguy cơ xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bày tỏ: Việc Phần Lan gia nhập liên minh quân sự NATO và động thái của NATO nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ đã làm tăng nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”.

Điện Kremlin cũng đã tuyên bố sẽ buộc phải thực hiện "các biện pháp đáp trả" để đảm bảo an ninh của Nga trước việc Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cũng trong hôm nay, Nga và Belarus cho biết các binh sĩ Belarus đã bắt đầu khóa huấn luyện sử dụng hệ thống tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga sau quyết định của Tổng thống Vladimir Putin triển khai vũ khí chiến thuật này trên lãnh thổ Belarus.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nêu rõ: Một hệ thống tên lửa tác chiến  Iskander-M đã được chuyển giao cho lực lượng Belarus. Vào ngày 3/4, các đơn vị Belarus đã bắt đầu khóa huấn luyện cách sử dụng. Họ sẽ trải qua một quá trình huấn luyện toàn diện tại một trong những cơ sở huấn luyện của lực lượng vũ trang Nga. Tuy nhiên, bộ này không đề cập khóa huấn luyện sẽ kéo dài bao lâu.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 25/3, tuyên bố ông sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước đồng minh của Nga, một động thái bị chỉ trích rộng rãi.

Thông báo của ông Putin làm dấy lên lo ngại về xung đột hạt nhân, nhưng các chuyên gia và chính phủ cho rằng động thái này khó có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm