(ANTV) - “Biến đổi khí hậu” dường như là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong tháng 7 này, khi mà các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Và đi cùng với đó, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh thực trạng: con người đang góp phần lớn như thế nào dẫn đến tình trạng trên.
Nhận diện được vấn đề này, một tổ chức bao gồm các nhà hoạt động vì khí hậu và cũng là những nghệ sĩ kịch nói đã và đang nỗ lực hướng đến thay đổi nhận thức của người dân ở những khu vực xa xôi tại Kenya – quốc gia Đông Phi cũng đang chịu những tác động nghiêm trọng từ tình trạng biến đổi khí hậu.
Âm nhạc và bầu không khí lễ hội nhanh chóng thu hút những người dân địa phương của vùng nông thôn Bomani, miền Nam Kenya.
Các nghệ sĩ đang trình diễn một vở kịch có nội dung về môi trường và biến đổi khí hậu. Thiên nhiên ở đây dường như còn nguyên vẹn trước năm 1981. Nhưng nhiều năm sau, tình trạng phá rừng diễn ra thường xuyên để lấy nguyên liệu cho sản xuất than củi. Vậy tương lai người dân sẽ đi về đâu?
Các nghệ sĩ muốn cho khán giả thấy rằng, họ chính là một phần của cốt truyện có thật này.
Các nghệ sĩ và cũng là các nhà hoạt động vì môi trường của S.A.F.E biết rằng, người dân nơi đây đang đối diện với vấn đề sinh tồn.
3 tháng trước, đàn gia súc của anh Chaka Majaliwa có khoảng 50 con, nhưng hiện số lượng giảm nhiều. Chúng chết vì thiếu thức ăn và thiếu nước. Anh Chaka đã từng phải di cư từ một ngôi làng khác do hạn hán, nhưng tình hình ở đây cũng chẳng khả thi hơn.
Khí hậu ở Kenya không còn như vài năm trước. Mùa khô kéo dài hơn và có thời điểm hàng tháng trời không có một giọt mưa.
Cuộc sống của người dân đều gắn với 2 từ “nghèo đói”. Họ chặt cây để lấy đất làm nông nghiệp, nhưng điều này chỉ khiến cho mặt đất càng khô cằn hơn, nên mùa màng cũng thất bát. Để kiếm thêm thu nhập, họ chuyển sang bán than củi, nhưng để sản xuất than lại cần chặt cây. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra. Vì thế, trong chương trình của S.A.F.E, các nhà hoạt động cũng triển khai nhiều giải pháp thay thế để người dân có thể tạo ra thu nhập.
S.A.F.E có trụ sở chính ở London, Anh, và nhiều chi nhánh nhỏ ở các quốc gia châu Phi. Tổ chức được tài trợ bởi Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế.
Ngoài các buổi trình diễn kịch nói, họ cũng xây dựng cả các buổi hội thảo để được lắng nghe chia sẻ của người dân về những rào cản, khó khăn. Nhóm hy vọng, người tham gia có thể tiếp tục truyền đạt những kiến thức hữu ích họ tiếp thu được cho người dân ở những ngôi làng khác.
Giờ đây, cánh rừng xanh tốt này là tài sản của ông Kilawa Kithome. Những cây phi lao, xoan hay bạch đàn xanh cung cấp bóng mát và bảo vệ đất đai.
Ông Kilawa cũng nuôi thêm ong, nhờ đó ông kiếm được khoảng 1.600 bảng Anh/năm (hơn 2.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học.
Uruguay: Hạn hán khiến người dân phải dùng nước nhiễm mặn để ăn uống
Đối mặt với hạn hán kéo dài nhiều năm và nhiệt độ tăng cao, Uruguay đang ngày càng trở nên khô hạn. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức, nhà chức trách buộc phải trộn nước nhiễm mặn lấy từ cửa sông với nguồn nước ngọt đang giảm dần để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhiều tuần nay, 1,8 triệu người dân thủ đô Montevideo, chiếm hơn nửa dân số cả nước, đã phải đồng loạt chuyển sang dùng nước đóng bình để uống và thậm chí cả nấu ăn.
Từ tháng 5, chính phủ đã bắt đầu ráo riết tăng hàm lượng natri và clorua được phép có trong nước uống. Giới chức khẳng định, nước máy ở thủ đô là an toàn, mặc dù khuyến cáo phụ nữ có thai và người ốm không sử dụng.
Bà Moreira cũng than phiền về việc phải mua cả nước đóng bình để sử dụng. Một bình 40 lít có giá khoảng 600 peso (gần 380 nghìn VNĐ). Hiện bà đang trữ khoảng 100 lít do lo sẽ đến lúc nước sạch hết hoàn toàn. Để giảm áp lực, Chính phủ Uruguay đã ban hành miễn thuế đối với nước đóng chai như một phần của các biện pháp khẩn cấp về nước.
Trong hiến pháp sửa đổi năm 2004, Uruguay tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới coi việc tiếp cận nguồn nước là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc phải rơi vào tình cảnh trên đã gây sốc cho người dân của một trong những quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ. Chính phủ Uruguay cho biết, họ đã và đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề.
(ANTV) - Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã có phương án tổ chức giao thông trên đèo Bảo Lộc theo hướng thực hiện cấm xe ô tô tải có trọng tài toàn bộ trên 20 tấn vận chuyển khoáng sản, vật liệu xây dựng, đất, đá… lưu thông theo các khung giờ qui định.
(ANTV) - Trong 2 ngày 24, 25/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng; đồng thời kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.
(ANTV) - Tang lễ Đức Giáo hoàng Francis - người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu - đã diễn ra vào lúc 10h sáng ngày 26/4 (giờ địa phương) tại Quảng trường Thánh Peter.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình Phiên họp 44, trong phiên làm việc sáng ngày 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(ANTV) - Thực hiện kế hoạch cấp căn cước cho phạm nhân được đặc xá năm 2025, Công an phường Thủy Đường, thành phố Thủy Nguyên, TP Hải Phòng phối hợp với Trại giam Xuân Nguyên tổ chức thu nhận hồ sơ cấp căn cước lưu động cho các phạm nhân được đặc xá năm 2025.
(ANTV) - Ngày 25/4, tại thành phố Cần Thơ, Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Công an TP. Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức chương trình an sinh xã hội, tổ chức khám bệnh miễn phí và trao tặng 1.000 phần quà cho đồng bào dân tộc Khmer, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng 200 phần quà cho gia đình chính sách, cán bộ cựu chiến binh, cựu Công an và cán bộ chiến sĩ có hoàn cảnh đặc biệt đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
(ANTV) - Nhằm tri ân và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước , Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an triển khai và hoàn thành thu nhận mẫu ADN cho các Mẹ Việt Nam anh Hùng, Liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đối với những hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.
(ANTV) - Trong những ngày này , cường độ tập luyện biểu diễn của lực lượng Không quân, và các khối diễu binh, diễu hành ngày càng dày đặc. Liên tục được chiêm ngưỡng hàng loạt tiêm kích, trực thăng hợp luyện trên bầu trời TP.HCM khiến cho người dân phấn khích, thích thú.
(ANTV) - Trong suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng giữa bầu trời Tổ quốc. Họ là những người lính lấy trời xanh làm trận địa, lấy ý chí làm vũ khí. Tại Bảo tàng Không quân phía Nam, những cánh chim sắt lặng im dưới nắng, chào đón những du khách đến với một chuyến bay không cần động cơ - chuyến bay của ký ức, lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc.
(ANTV) - Những ngày này không khí khẩn trương luyện tập hợp luyện đang trở nên rất “nóng” tại Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành A50 (Long Thành, Đồng Nai). Nóng, không chỉ bởi nhiệt độ khắc nghiệt mùa khô lên tới gần 50 độ C đổ xuống thao trường, mà còn nóng bởi những “sải bước quân hành” dài từ 12 đến 14 nghìn mét của gần 3.000 chiến sỹ, huấn luyện viên quên đi mệt mỏi , hăng say luyện tập.