Thứ Hai, 05/05/2025 04:36 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ lên mức cao nhất gần một tháng

(ANTV) - Giá gạo Ấn Độ trong tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần một tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 390-397 USD/tấn, tăng so với mức 389-396 USD/tấn của tuần trước. Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ trong tuần này có giá từ 383-390 USD/tấn. Các nhà giao dịch cho biết, nhu cầu đang yếu, nhưng việc đồng rupee tăng giá đang buộc các nhà xuất khẩu phải nâng giá chào bán.Trước đó vào ngày 30/4, đồng rupee Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong năm nay và làm giảm biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm vẫn duy trì quanh mức 410 USD/tấn, tương đương với mức của tuần trước. Các nhà giao dịch cho rằng nguyên nhân là nhu cầu yếu và nguồn cung từ đầu năm đến nay khá dồi dào.

Hàn Quốc lo ngại mức thuế quan 25% của Mỹ đối với phụ tùng ôtô

Mức thuế quan 25% mà Chính phủ Mỹ áp dụng đối với phụ tùng ôtô nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực vào ngày 3/5 (theo giờ địa phương). Theo đó, tất cả các phụ tùng ôtô xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu mức thuế suất 25%.

Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho biết có tổng cộng 332 mặt hàng phụ tùng ôtô nằm trong danh sách chịu biện pháp thuế quan này. Lượng phụ tùng ôtô xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Mỹ chiếm 36,5% tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ôtô của nước này, tương đương khoảng 13,5 tỷ USD.Trong khi đó, phía Mỹ ước tính rằng phụ tùng ôtô nhập khẩu từ Hàn Quốc chỉ chiếm 6,4% tổng lượng phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ. Nếu giá phụ tùng ôtô tăng tại Mỹ, điều này có khả năng làm giảm nhu cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Hàn Quốc.

Tuy nhiên, mức thuế suất 25% này không áp dụng cho các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc như Hyundai Motor Group do họ đang có các nhà máy sản xuất xe tại Mỹ. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất ôtô của Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức. Chính sách thuế quan này được xem là một biện pháp bảo vệ các nhà sản xuất ôtô Mỹ khỏi sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phụ tùng nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

KOL và cái giá phải trả khi quảng cáo hàng giả trên mạng xã hội

KOL và cái giá phải trả khi quảng cáo hàng giả trên mạng xã hội

Kinh tế 04/05/2025

(ANTV) - Chỉ cần một câu khẳng định kiểu “thần dược số 1” hay “đã dùng thử, hiệu quả bất ngờ”, hàng loạt nghệ sĩ, KOL đã khiến người hâm mộ rút ví mua về những sản phẩm kém chất lượng. Đại diện Bộ VHTT&DL nhấn mạnh: người nổi tiếng dù ở vị thế nào cũng phải tuân thủ pháp luật khi quảng cáo. Thế nhưng, vì Bộ Quy tắc ứng xử chưa đi kèm chế tài, mạng xã hội vẫn là “vùng xám” cho các màn thổi phồng. Và cái giá phải trả không chỉ là tiền phạt mà có khi là uy tín sụp đổ chỉ sau vài giờ lan truyền.

Du lịch khởi sắc dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch khởi sắc dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kinh tế 04/05/2025

(ANTV) - Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 5 ngày đã khởi động một mùa du lịch hè sôi động. Với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn cùng thời tiết thuận lợi, nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng đã ghi nhận sự tăng trưởng đột phá về lượng khách và doanh thu du lịch.

Xây dựng rừng ngập mặn Bàu Cá Cái thành điểm du lịch hút khách

Xây dựng rừng ngập mặn Bàu Cá Cái thành điểm du lịch hút khách

Kinh tế 04/05/2025

(ANTV) - Từ một khu rừng ngập mặn thưa thớt cây xanh, đến nay, rừng ngập mặn Bàu Cá Cái, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi đã được phục hồi với gần cả trăm hecta cây rừng xanh mướt. Và, ấn tượng hơn nữa là nơi đây đã hình thành điểm du lịch triệu người mê. Tuy nhiên, hạ tầng, dịch vụ phục vụ du khách còn thiếu và yếu nên địa phương đang tích cực hỗ trợ người làm du lịch để từng bước định hình thương hiệu cho du lịch Bàu Cá Cái.

Nhu cầu nhận hỗ trợ từ ngân hàng thực phẩm tăng cao

Nhu cầu nhận hỗ trợ từ ngân hàng thực phẩm tăng cao

Thế giới 04/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao và các chương trình hỗ trợ liên bang bị cắt giảm, nhiều người dân tại California, Hoa Kỳ, đang phải dựa vào các ngân hàng thực phẩm để đảm bảo bữa ăn hàng ngày. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến những người không có việc làm mà còn lan rộng đến cả những gia đình có thu nhập ổn định.

Xem thêm