(ANTV) - Kể từ năm 2017 đến nay, người Phần Lan liên tục được xếp hạng có trình độ hiểu biết về phương tiện truyền thông cao nhất châu Âu. Để có được thành tích đó, ngay từ bậc học mẫu giáo, trẻ em ở nước này đã được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát hiện, phân biệt tin giả và các trò lừa đảo trực tuyến trên mạng xã hội. Đây là một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy nhằn xây dựng thế hệ công dân có khả năng phân tích, đánh giá thông tin độc lập và có trách nhiệm trong thời đại số.
Tại một trường trung học ở Helsinki, giáo viên Saara Varmola giao bài tập cho học sinh lớp 8 với các câu hỏi liên quan đến tin giả trên mạng xã hội. Thông qua bài tập này, học sinh có cơ hội thảo luận và chia sẻ ý kiến về tin giả, thông tin trực tuyến đáng ngờ, và sức ảnh hưởng của các thông điệp quảng cáo. Những câu hỏi như “Liệu các nội dung quảng cáo được tài trợ có phải là một cách gây ảnh hưởng qua thông tin không?” được đưa ra để học sinh phân tích. Các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Snapchat hay Instagram cũng trở thành nội dung mổ xẻ nhằm trau dồi tư duy phản biện cho các em.
Một học sinh lớp 8, Ronja Turunen, chia sẻ: “Trường học đã dạy em cách diễn giải các thông điệp trên phương tiện truyền thông, ngay cả khi chúng được viết một cách ẩn ý. Chúng thường liên quan đến những chủ đề xã hội lớn hơn. Trước đây, có thể em chỉ lướt qua những nội dung này và nghĩ rằng chúng là một trò đùa vui nhộn, nhưng giờ em nhìn nhận chúng theo cách khác hơn và với góc nhìn phê phán hơn.”
Tương tự, Zamzam Mohamed, một học sinh trung học, bày tỏ: “Chỉ khi đến đây học em mới bắt đầu làm quen với những kiến thức để phân tích các nội dung trên mạng xã hội. Em được khuyến khích đặt câu hỏi, đưa ra những thắc mắc thay vì tiếp nhận thông tin đơn thuần. Ở đây, tư duy phản biện là kỹ năng vô cùng quan trọng.”
Phần Lan là một trong những quốc gia tiên phong ở châu Âu trong việc thúc đẩy kỹ năng truyền thông, với chính sách quốc gia về hiểu biết phương tiện truyền thông được phác thảo từ năm 2013 và cập nhật vào năm 2019. Nội dung nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy từ cấp mẫu giáo đến trung học phổ thông, giúp học sinh thích nghi với môi trường truyền thông thay đổi nhanh chóng và đối mặt với sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng những chiến dịch tung tin sai lệch.
Theo giáo viên Saara Varmola, các câu hỏi như “Bạn sử dụng phương tiện truyền thông như thế nào? Ai sản xuất nội dung bạn xem? Bạn có trách nhiệm đạo đức không?” là yếu tố quan trọng để học sinh suy nghĩ sâu hơn về hành vi truyền thông của mình. Cựu Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan, bà Li Andersson, cũng nhấn mạnh: “Khả năng phát hiện tin giả nên được coi là một kỹ năng công dân trong xã hội thông tin hiện nay. Việc giáo dục từ cấp mẫu giáo giúp trẻ làm quen với thế giới kỹ thuật số, trau dồi kỹ năng công dân số cần thiết, không chỉ đóng vai trò trung tâm trong giáo dục mà còn rất quan trọng đối với nền dân chủ.”
Phần Lan không chỉ coi việc giáo dục về phát hiện và đối phó với tin giả là chiến lược quan trọng mà còn đang tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia khác. Đây là một xu hướng toàn cầu nhằm xây dựng thế hệ công dân có khả năng phân tích, đánh giá thông tin độc lập và có trách nhiệm trong thời đại số, đồng thời bảo vệ một giá trị quý giá: sự thật.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng để điều tra về hành vi giết người.
(ANTV) - Cơ quan chức năng đã có nhận định ban đầu về vụ hố sâu bất thường xuất hiện trên đường Trường Chinh vào tối qua 26-7.
(ANTV) - Trong sáng nay (27/7), người dân vùng ngập lũ từ các xã Con Cuông, Châu Khê lên khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục khắc phục hậu quả của thiên tai. Những mất mát to lớn này phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được.
(ANTV) - Do mưa kéo dài dẫn đến sạt lở, ngập lụt, đêm qua 26/7, rạng sáng nay 27/7, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 4 người mất tích, 35 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
(ANTV) - Trong hành trình chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi thế hệ người Việt Nam đều có bao người ngã xuống. Họ không chỉ là ký ức mà là máu thịt, là lịch sử đang sống trong từng tấc đất, nhịp thở hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, chúng ta không chỉ nhắc lại quá khứ chiến tranh hào hùng, mà còn cần nhìn sâu vào hiện tại, nơi vẫn có những người chiến sĩ công an đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ cuộc sống bình yên này.
(ANTV) - Việc triển khai dải phân cách cứng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đã diễn ra được một thời gian, giao thông đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, góp phần định hình lại hành vi tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại không ít bất cập, gây mất an toàn và ùn tắc cục bộ.
(ANTV) - Thủ đô Mexico City của Mexico – một trong những đô thị lớn nhất thế giới hiện nay – vừa long trọng kỷ niệm 700 năm ngày thành lập với hàng loạt sự kiện công cộng đặc sắc diễn ra trong ngày thứ Bảy, trong đó nổi bật là các màn trình diễn nghệ thuật tôn vinh cội nguồn bản địa.
(ANTV) - Hòa bình lâu rồi, có những vết thương chiến tranh không còn chảy máu, nhưng vẫn đau, vì mãi chưa lành. Đau vì không biết thân xác người thân đang nằm đâu, trong nghĩa trang nào, dưới tấm bia chưa xác định được danh tính nào. Giữa nỗi đau còn dang dở, những cuộc tìm kiếm danh tính liệt sĩ tưởng chừng không thể đang dần trở thành hiện thực, nhờ xét nghiệm ADN. Và sự vào cuộc đầy trách nhiệm, nghĩa tình của lực lượng Công an nhân dân. Niềm vui, hạnh phúc đó đang được lan toả trên khắp cộng đồng mạng.
(ANTV) - Gần một năm sau khi cơn bão Helene càn quét khu vực phía đông bang Tennessee, những tình nguyện viên vẫn đang miệt mài khôi phục lại một phần của tuyến đường mòn biểu tượng – Appalachian Trail
(ANTV) - Bắt đối tượng nổ súng khi công an kiểm tra nhà trọ; Lâm Đồng: bắt tạm giam giám đốc và phó giám đốc công ty tơ tằm Nam Ban Silk; Đà Nẵng: triệt xóa đường dây ma túy liên tỉnh; Vụ tai nạn ở Hà Tĩnh khiến 25 người thương vong: xe khách chạy 'chui'; Đắk Lắk: bắt đối tượng cưỡng đoạt tài sản;... là những tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua.