Thứ Sáu, 25/04/2025 15:04 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Làm thế nào để phát triển một thành phố thông minh?

(ANTV) - Chúng ta đều đã quen thuộc với cụm từ “thành phố thông minh”, nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là một thành phố thông minh và cần làm gì để phát triển một thành phố thông minh. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về một môi trường sống thông minh, hiệu quả và bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên thực tế, để xây dựng và chuyển đổi một thành phố thông minh (Smart city), không chỉ cần giải quyết những thách thức gặp phải về cơ sở hạ tầng, con người mà còn phải mở rộng tối đa tiềm năng phát triển của thành phố trong tương lai. Do vậy, một thành phố hiện đại có thể đo lường mức độ “thông minh” dựa trên nhiều phương diện. Nâng cấp các thành phố dựa trên công nghệ, khiến chúng trở nên thân thiện, an toàn hơn với công dân là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng đến ở thời điểm hiện tại.

Hãy tưởng tượng bạn là thị trưởng một thành phố và bạn muốn biến nó thành thành phố thông minh, bạn cần cân nhắc những điều sau: Đầu tiên, bạn cần kết nối thành phố bằng cách lắp đặt các cảm biến thu thập dữ liệu, chẳng hạn như gắn vào xe cộ và đèn đường để điều tiết giao thông hoặc các trạm đo khắp thành phố để theo dõi mức độ ô nhiễm.

Ông JONAS BOHM – Phòng nghiên cứu Thành phố Thông minh – Đại hoc St.Gallen, Thụy Sĩ cho biết: “Thành phố thông minh thường là sự kết hợp của các hệ thống đô thị khác nhau như hệ thống giao thông, nhà ở, hành chính, năng lượng, giáo dục, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân đều có thể được số hóa”.

Tuy nhiên, chỉ thu thập dữ liệu là chưa đủ, dữ liệu lớn không phải là mục đích cuối cùng, dữ liệu cần phải được xử lý và phân tích để tìm ra giải pháp thông minh cho thành phố như đèn đường chỉ sáng khi có người đi qua, hay tự động hạn chế xe cộ khi không khí ô nhiễm nghiêm trọng.

Vậy chúng ta có thể đặt ra câu hỏi, con người sẽ được hưởng lợi ra sao khi sống trong một thành phố thông minh? Nhiều dự án thành phố thông minh trên thế giới đã được triển khai và đưa ra câu trả lời đó.

Ở Satander, Tây Ban Nha – thành phố tiết kiệm bằng cách sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn nhờ cảm biến. Bãi cỏ công cộng chỉ được tưới khi quá khô, thùng rác chỉ được xử lý khi đã đầy. Ở Hensiki, Phần Lan – rác thải được bỏ vào đường ống và chuyển đến điểm thu gom ngầm không gây ồn ào hay ô nhiễm.

Ở Palo Alto, Mỹ - bãi đỗ xe có cảm biến thông báo chỗ đỗ xe còn trống, giao thông trên đường liên tục được giám sát. Ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – cảnh sát robot đưuọc trang bị camera và công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo. Người dân có thể gửi báo cáo qua màn hình cảm ứng trên ngực robot. Ở Darmstadt, Đức – các cảm biến có kết nối mạng đánh giá chất lượng không khí và gửi thông tin theo thời gian thực tới trung tâm dữ liệu để phân tích và đưa ra cảnh báo khi cần.

Rõ ràng, để phát triển thành phố thông minh cần thu thập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ... tuy nhiên việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu cho người dân đang là thách thức lớn với các thành phố. Trong khi các tập đoàn công nghệ lớn đang nắm quyền kiểm soát dữ liệu để kiếm lợi nhuận, những nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của người dân đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Châu Âu. Dữ liệu là yếu tố thiết yếu trong thành phố bởi nó tạo nền tảng để thiết kế các ứng dụng thông minh cho thành phố, nhưng còn vấn đề bảo vệ dữ liệu thì sao?

Ông JONAS BOHM – Phòng nghiên cứu Thành phố Thông minh – Đại hoc St.Gallen, Thụy Sĩ cho biết: "Cần nói rõ ràng, trong một thành phố thông minh không thể tránh khỏi việc dữ liệu bị thu thập, tuy nhiên chính dữ liệu này lại tạo nên nền tàng để triển khai và kiểm soát hệ thống của thành phố. Do đó, cần có những quyết định thận trọng và có trách nhiệm với cách xử lý dữ liệu mà thành phố kiểm soát”.

Điều này có thể có lợi cho việc bảo vệ dữ liệu, nhưng hầu hết các thành phố lại thiếu chuyên môn kỹ thuật để xử lý và phân tích dữ liệu. Vì lý do này, nhiều thành phố đã hợp tác với các công ty công nghệ lớn, có năng lực và thuật toán cần thiết để sử xử lý dữ liệu lớn như google, Sky Watlab thuộc tập đoàn Alpha Best, họ sẽ xây dựng một quận hoàn chỉnh ở Toronto với công nghệ mới nhất nhưng quyền kiểm soát dữ liệu vẫn thuộc về các tập đoàn như Alpha best, điều này gây tranh cãi vì họ sử dụng dữ liệu đó để kiểm tiền.

Dự án Decode của Liên minh Châu Âu còn đi xa hơn, nó nhằm trao quyền cho người dân kiểm soát dữ liệu của họ, chính người dân sẽ quyết định thông tin cá nhân của họ sẽ được giữ riêng tư hay được chia sẻ để làm cho thành phố thông minh hơn. Các dự án thí điểm đã được triển khai ở Amsterdam và Barcelona từ năm 2018.

Bà FRANCESCA BRIA – Giám đốc Công nghệ số và Đổi mới sáng tạo của Thành phố Barcelona cho biết: “Chúng tôi tin rằng dữ liệu nên được xem như một cơ sở hạ tầng công cộng như một tài sản chung giống như nước, điện, giao thông hay không khí chúng ta hít thở”.

Về mặt hành chính số, Estonia dẫn đầu Châu Âu. Người Estonia có thể bỏ phiếu trực tuyến và gần như tất cả dịch vụ công đều có thể truy cập kỹ thuật số, nhưng điều này cũng làm tăng tính dễ bị tổn thương. Năm 2007, Estonia đã bị tấn công mạng từ một mạng luới Bot toàn cầu hay còn gọi là Botnet. Cả ngân hàng trực tuyến và trang web chính phủ đều bị ảnh hưởng. Để đối phó, Estonia đã triển khai chương trình huấn luyện quốc tế hàng năm để chống tấn công từ tin tặc. Các chương trình này được tổ chức bởi trung tâm phòng thủ mạng của NATO với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, quân đội và các công ty công nghệ.

Dân cư đô thị đang chiếm tới hơn 56% dân số thế giới và dự báo đến năm 2050, cứ 10 người thì có 7 người sống tại thành phố. Phát triển thành phố thông minh là xu thế toàn cầu để giải quyết các vấn đề phát sinh do dân số đô thị tăng nhanh như ách tắc giao thông, thiếu điện, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một đô thị truyền thống thành thành phố thông minh đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ và hạ tầng với sự thay đổi trong tư duy quản lý và thói quen sinh hoạt của người dân. Đây vừa là thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các thành phố phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong kỷ nguyên số.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.

Đội bảo vệ động vật biển hoang dã ở Nam Phi

Đội bảo vệ động vật biển hoang dã ở Nam Phi

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Môi trường sinh thái đang thay đổi theo hướng khiến nhiều loài động vật hoang dã suy giảm hoặc biến mất vĩnh viễn, trong đó có động vật biển. Mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi này lại là do các hoạt động của con người.

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Điểm tin 25/04/2025

(ANTV) - Lâm Đồng: Vi phạm về đấu thầu kit xét nghiệm, 4 bị cáo lãnh án tù; Quảng Trị: Phá chuyên án đánh bạc với tổng số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng; Tử hình 2 đối tượng vận chuyển ma túy qua đường chuyển phát nhanh; Bắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốn; Thu giữ hơn 1 tấn nguyên liệu 'xiên bẩn', đồ thả lẩu...Là những tin tức ANTT nối bật 24h qua.

Rộn ràng không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Rộn ràng không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngay từ đầu tháng 4, TP.HCM đã bắt đầu khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ với những con đường rộn ràng sắc cờ Tổ quốc chào mừng kỷ niệm 50 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà. Trong các sự kiện chào mừng có lẽ lễ diễu binh, diễu hành là hoạt động được chú ý và mong chờ nhất.

Xem thêm