(ANTV) - “Tại sao tôi không thể đi học lại?” có lẽ là câu hỏi mà những đứa trẻ di cư luôn mong muốn được trả lời và đáp ứng nguyện vọng tới trường. Giáo dục, đối với bất cứ đứa trẻ nào cũng là chìa khóa cho một tương lai thành công. Song thực tế là có tới hàng triệu trẻ em tị nạn trong độ tuổi đến trường trên thế giới không được học hành chính quy. Rào cản về ngôn ngữ, ít trường học và nếu có, nhiều gia đình cũng không có tiền trả học phí là những hạn chế khiến số trẻ em tị nạn không được học tập ngày càng tăng cao. Có rất nhiều những câu chuyện cảm động, những nỗ lực dù nhỏ dù lớn để giúp đỡ những trẻ em tị nạn được tiếp cận với giáo dục.
Em Meryem, một trẻ tị nạn, chia sẻ: “Cháu hy vọng sẽ được sớm rời khỏi trại tị nạn và được đi học với các bạn.” Trong khi mong ước này vẫn chưa thành hiện thực, cô bé Meryem, 10 tuổi, đang trở thành cô giáo của nhiều em nhỏ trong trại tị nạn Syria.
Chiến tranh và loạn lạc đã đẩy những trẻ em tị nạn vào tình cảnh mất gia đình và mất đi những quyền lợi cơ bản, đặc biệt là quyền được nhận sự giáo dục. UNICEF đang làm việc với chính phủ các quốc gia tiếp nhận trẻ em và gia đình tị nạn để giúp tăng cường khả năng tiếp cận nền học tập có chất lượng.
Chị Anastasia Shershnyova, một phụ huynh học sinh, chia sẻ: “Hôm nay tôi vừa đưa con gái tới đây nhập học. Trước đây tôi đã gửi con ở một số trường mẫu giáo của Cộng hòa Séc. Chuyển tới đây, tôi muốn con được học với những người bạn có cùng quốc tịch, cùng hoàn cảnh.” Chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những giọt nước mắt lạ lẫm khi bắt đầu chuyển tới một ngôi trường mới, nhưng từ những ngôi trường dành cho trẻ tị nạn như thế này, các công dân tương lai sẽ sớm trưởng thành và tìm thấy con đường đi riêng cho mình.
Bà Oksana Breslavska, người sáng lập Quỹ vì trẻ em tị nạn Ukraine tại Cộng hòa Séc, cho biết: “Đây là trường mẫu giáo đầu tiên dành cho những người tị nạn Ukraine tại Praha, Cộng hòa Séc. Và chúng tôi đã nhận 25 trẻ em Ukraine từ 2 đến 6 tuổi.”
Chi phí giáo dục đang trở thành gánh nặng với những gia đình tị nạn. Phần lớn những gia đình này rất khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai. Khi họ đang phải vật lộn với cơm áo, gạo, tiền thì vấn đề giáo dục luôn bị xếp lại phía sau. Một người tị nạn chia sẻ: “Chúng tôi đã phải chuyển 4 ngôi trường trong vòng 1 năm qua vì lý do liên tục bị chuyển chỗ tìm việc làm.” Một người khác nói: “Hai ngày trước khi năm học mới bắt đầu chúng tôi phải gói ghém đồ đạc và ra khỏi nơi đang ở.”
New York hiện đang chăm sóc cho gần 60.000 người tị nạn. Hơn 200 cơ sở đã được trưng dụng làm nơi cư trú cho những người này bao gồm nhiều khách sạn, tòa nhà, văn phòng. Chính quyền tại đây cũng đã đưa ra chương trình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em tị nạn. Đại diện chính quyền New York, Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng giúp trẻ em tị nạn sớm nâng cao khả năng ngôn ngữ để có thể tham gia vào chương trình giáo dục của chính phủ.”
Giáo dục là cách để trẻ em hồi phục. Trường học mang lại cho người tị nạn cơ hội thứ hai. Tuy nhiên, số người đến gần với cơ hội này còn quá ít. Do đó, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn kêu gọi các chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức giáo dục và các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính cho một sáng kiến mới để tăng cường giáo dục trung học cho người tị nạn.
Ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, nhấn mạnh: "Trường học là nơi đầu tiên trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, trẻ tị nạn có thể lấy lại cảm giác bình thường. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra và thiếu các khoản đầu tư khẩn cấp vào giáo dục cho người tị nạn, chúng ta phải chịu chi phí cho một thế hệ thanh niên lớn lên mà không thể tự chăm sóc bản thân, tìm việc làm hoặc đóng góp đầy đủ cho cộng đồng của họ.”
Anh Mohammad Zein, Chủ tịch của Tổ chức Syrian Social Gathering, chia sẻ: “Chúng tôi lên danh sách những người tị nạn Syria, thăm họ thường xuyên, thu thập dữ liệu và giới thiệu các dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng để giúp đỡ các gia đình nghèo và đảm bảo rằng con cái của họ có thể tiếp cận với giáo dục.”
Mặc dù các quốc gia từng cam kết tạo điều kiện để khoảng 500.000 trẻ em tị nạn được đi học, song Cao ủy về người tị nạn vẫn kêu gọi các quốc gia tiếp nhận người tị nạn, tạo điều kiện hơn nữa để trẻ em được đến trường.
Giáo dục cả trẻ em gái và trẻ em trai là con đường tốt nhất để dẫn đến những thành công lâu dài cho một quốc gia. Nếu tất cả những người trẻ tuổi đều được giáo dục, cùng nhau hy vọng thì các em chính là những người có thể xây dựng lại đất nước mà chúng đã bắt buộc phải bỏ lại phía sau.
(ANTV) - Liên quan đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào sáng sớm ngày 25/7 trên QL 1A, đoạn qua địa bàn phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh khiến 10 người tử vong và 15 người bị thương, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
(ANTV) - Trong số 14 thủ tục hành chính đất đai được chuyển từ Sở Nông nghiệp và Môi trường xuống cấp xã, có 5 thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ.
(ANTV) - Tháng 4 vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ làm thủ tục lên tàu bay. Với tính năng "Dịch vụ hàng không" tích hợp trên ứng dụng VNeID đã cho phép người dùng có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thực hiện thủ tục bay toàn trình trực tuyến, nhanh chóng và an toàn.
(ANTV) - Nằm trong hoạt động Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2025), sáng 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới viếng các nghĩa trang, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thăm Mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế.
(ANTV) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong tâm trí các nữ cựu tù cách mạng, ký ức về những năm tháng trong lao tù đế quốc chưa bao giờ là quá khứ. Họ đã đi qua những trận đòn roi tàn bạo, những cơn đói triền miên, những khoảnh khắc đối mặt với lằn ranh sinh tử. Song, giữa chốn địa ngục trần gian ấy, ý chí kiên trung, niềm tin sắt son và tình đồng đội đã tôi luyện họ làm nên huyền thoại - tiếp nối khí phách Bà Trưng, Bà Triệu trong Thời đại Hồ Chí Minh.
(ANTV) - Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an vừa công bố danh sách 55 Trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 2 đã được cấp phép theo Nghị định 160/2024/NĐ-CP. Phòng CSGT Công an TPHCM cũng phối hợp cùng các trung tâm đủ điều kiện sát hạch lái xe trên địa bàn, khẩn trương mở đợt cao điểm, huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ và tiến hành tổ chức sát hạch, sớm cấp giấy phép cho học viên.
(ANTV) - Thực hiện nhiệm vụ chi viện cho các xã miền núi phía Tây Nghệ An khắc phục hậu quả sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, Công an Nghệ An liên tục tăng cường lực lượng, khẩn trương tiếp cận địa bàn các xã bị cô lập.
(ANTV) - Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ Vũ Xuân Bình (tức Bình "gold", SN 1997; thường trú tại Hải Phòng; chỗ ở hiện nay Phú Thượng, Hà Nội) để điều tra về hành vi cướp tài sản.
(ANTV) - Ngày 25/7, nhà chức trách Nga cho biết một vụ nổ khí gas đã xảy ra tại một tòa chung cư ở thành phố Saratov, miền Tây nước này, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 16 người bị thương.
(ANTV) - Quân đội Israel ngày 26/7 cho biết, các máy bay chiến đấu của nước này đã tấn công hơn 100 mục tiêu trên khắp Dải Gaza trong 24 giờ qua, để hỗ trợ lực lượng chiến đấu trên bộ.