Chủ Nhật, 27/07/2025 21:49 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nuôi ong lấy nọc để điều trị y tế tại Kenya

(ANTV) - Việc nuôi ong lấy mật là điều phổ biến tại các trang trại nuôi ong ở Kenya, tuy nhiên, thời gian gần đây, những người nuôi ong đã chuyển sang một mục tiêu khác, đó là nuôi ong lấy nọc. Nguyên do là có một thị trường đầy tiềm năng cho những người nuôi ong khi các nhà trị liệu có xu hướng sử dụng nọc ong để điều trị y tế cho các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, phương pháp điều trị y tế bằng cách sử dụng nọc ong đang khiến cho ngành nuôi ong lấy nọc ở Kenya phát triển nhanh và mạnh mẽ.

Trang trại nuôi ong này có rất nhiều tổ ong nhưng điều đặc biệt là những người nuôi ong ở đây không nuôi ong để lấy mật, mà để lấy một thứ khác có giá trị hơn. Đó là nọc ong.

Nọc ong ngày càng trở nên phổ biến ở Kenya khi các nhà trị liệu khám phá được tiềm năng y học trong nọc ong. Đó là chất apitoxin được tìm thấy trong nọc ong được thu thập.

Anh Hamza Shabir – Người nuôi ong cho biết: “Ưu điểm của việc lấy nọc ong này là không làm chết những con ong. Không giống như việc sau khi ong sử dụng nọc để đốt người, nó sẽ chết. Với dụng cụ lấy nọc ong của chúng tôi, ong sẽ không bị chết khi nó đốt vào đây. Dụng cụ này sẽ giúp thu thập nọc ong để chữa bệnh cho con người và cứu cả những con ong.”

Tuy vậy, không phải loại ong nào cũng phù hợp để có thể thu hoạch nọc. Chúng cần phải hung hãn và sẵn sàng để chích bất cứ lúc nào. Do đó, nhiều nông dân phải thử nghiệm những quần thể mà họ chăm sóc để tìm ra những quần thể có tính khí phù hợp.

Mỗi con ong chỉ chứa vài miligram nọc độc, vì vậy phải mất ba đàn ong mới lấy được một gram nọc độc. Một đàn ong có thể bao gồm tới 60.000 con ong thợ và 20.000 con ong đực – điều đó cho thấy việc nuôi ong lấy nọc có thể trở thành một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn.

Anh Hamza Shabir – Người nuôi ong chia sẻ: “Một trong những thách thức của chúng tôi là cần những đàn ong lớn và những con ong cần phải hung dữ. Hơn nữa, khi chúng tôi thu hoạch nọc ong, điều đó sẽ khiến những con ong mệt mỏi hơn và làm ảnh hưởng đến quá trình lấy mật của chúng. Vì vậy, không thể dùng một con ong quá nhiều lần. Chúng tôi phải tìm kiếm và phát triển đàn ong khác thường xuyên để không cản trở việc sản xuất mật ong.”

Anh Ezekiel Mumo – Người nuôi ong cho biết: “Một tổ ong có thể cho thu hoạch lượng nọc ong khá lớn, nhưng một gam nọc ong có thể khiến bạn mất 30- 45 phút để lấy ra, tùy thuộc vào mức độ hung hãn của đàn ong cũng như thời gian trong ngày. Ong hoạt động nhiều hơn vào khoảng giữa ngày so với thời điểm buổi sáng và buổi tối.”

Ở thị trường trong nước, một gram nọc ong được bán với giá 30 USD, trong khi trên thị trường quốc tế, giá tăng lên 100 USD. Nhu cầu ngày càng cao này đang mở ra cơ hội cho những người nuôi ong địa phương ở Kenya thâm nhập vào một thị trường sinh lợi.

Anh Ezekiel Mumo – Người nuôi ong chia sẻ: “Việc thu hoạch nọc ong đảm bảo cho chúng tôi nguồn thu nhập bởi vì chúng tôi có thể thu hoạch nó hàng ngày so với các sản phẩm thu hoạch từ ong khác. Khác với mật ong, thông thường phải đợi 4 tháng mới có thể thu hoạch.”

Nọc ong sau khi thu hoạch được bán cho các nhà trị liệu để sử dụng cho mục đích điều trị y tế. Nhiều bệnh nhân đến với phương pháp trị liệu bằng nọc ong này với hy vọng bệnh của mình có thể được cải thiện.

Wanjiru Maimba bị đột quỵ ở tuổi 14 và nhận thấy rằng việc tiếp nhận nọc độc trong quá trình điều trị này đã giúp cô giảm bớt phần nào cơn đau.

Chị Wanjiru Maimba – Bệnh nhân chia sẻ: “Những vết ong đốt rất đau nhưng so với nỗi đau vì bệnh tật thì không thể so sánh được. Đối với tôi, tôi đã được chữa lành.”

Anh Jamleck Ndege – Bệnh nhân chia sẻ: “Vấn đề đưa tôi đến đây là cơn đau ở vai lan đến khuỷu tay. Đây là buổi điều trị thứ ba của tôi và tôi nhận thấy những tiến triển tích cực, cơn đau giảm bớt và tôi cảm thấy tốt hơn.”

Nhà trị liệu Stephen Kimani giải thích rằng nọc ong kích thích sản xuất các kháng thể có lợi trong cơ thể. Kimani sử dụng những con ong già được chọn lọc bền vững, có tuổi thọ gần 60 ngày, để chiết nọc độc.

Những con ong này, về mặt sinh học khi hết vòng đời, không được phép quay trở lại tổ và được chọn vì nồng độ nọc độc cao. Khoảng 50 con ong được sử dụng mỗi ngày, đảm bảo tác động sinh thái tối thiểu. Ông cho biết phương pháp này là hoạt động phối hợp với y học thông thường, kết hợp phương pháp cổ xưa của người Trung Quốc.

Ông Stephen Kimani – Nhà trị liệu cho biết:  "Chúng tôi thực sự tập trung vào tình trạng bệnh. Nếu đó là tình trạng cục bộ như viêm cơ, khớp thì chúng tôi thực hiện tại một điểm cục bộ. Và điểm cục bộ mà chúng tôi sử dụng để trị liệu do ong đốt được mượn từ các huyệt đạo và dùng phương pháp bấm huyệt. Nếu đó là tình trạng bên trong, chúng tôi liên hệ thông qua các huyệt đạo với 13 kinh tuyến mà chúng tôi tuân theo các phương pháp châm cứu truyền thống của Trung Quốc.”

Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện, bao gồm xét nghiệm dị ứng, để tránh các phản ứng bất lợi tiềm ẩn. Mặc dù liệu pháp điều trị bằng nọc ong được hoan nghênh ở Kenya và được giảng dạy tại các tổ chức chính phủ nhưng hiện tại không có quy định cụ thể nào cho việc thực hành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Bộ Công an tuần qua

Hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Bộ Công an tuần qua

Điểm tin 27/07/2025

(ANTV) - Bộ trưởng Lương Tam Quang có nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa tại Tuyên Quang; Bộ trưởng Lương Tam Quang thăm Trung tâm Điểu dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ; Bộ trưởng Lương Tam Quang gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam; Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Đảng bộ Công an Thành phố Hà Nội vững mạnh, tiêu biểu; Đoàn công tác Bộ công an tri ân các anh hùng liệt sĩ; Khai mạc Đại hội khỏe “Vì an ninh Tổ quốc" và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND lần thứ VI; Thứ trưởng Nguyễn Văn Long làm việc với các bộ ngành về triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực thi nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại phái bộ Minusca...là những hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Bộ Công an trong tuần qua.

 Tiếp tục giúp dân vùng lũ khắc phục hậu quả

Tiếp tục giúp dân vùng lũ khắc phục hậu quả

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Trong sáng nay (27/7), người dân vùng ngập lũ từ các xã Con Cuông, Châu Khê lên khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục khắc phục hậu quả của thiên tai. Những mất mát to lớn này phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được.

Những hy sinh anh dũng giữa thời bình

Những hy sinh anh dũng giữa thời bình

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Trong hành trình chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi thế hệ người Việt Nam đều có bao người ngã xuống. Họ không chỉ là ký ức mà là máu thịt, là lịch sử đang sống trong từng tấc đất, nhịp thở hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, chúng ta không chỉ nhắc lại quá khứ chiến tranh hào hùng, mà còn cần nhìn sâu vào hiện tại, nơi vẫn có những người chiến sĩ công an đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ cuộc sống bình yên này.

Dải phân cách cứng chưa đủ "cứng" trước ý thức một số người tham gia giao thông

Dải phân cách cứng chưa đủ "cứng" trước ý thức một số người tham gia giao thông

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Việc triển khai dải phân cách cứng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đã diễn ra được một thời gian, giao thông đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, góp phần định hình lại hành vi tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại không ít bất cập, gây mất an toàn và ùn tắc cục bộ.

Mexico kỷ niệm 700 năm ngày thành lập Thủ đô

Mexico kỷ niệm 700 năm ngày thành lập Thủ đô

Thế giới 27/07/2025

(ANTV) - Thủ đô Mexico City của Mexico – một trong những đô thị lớn nhất thế giới hiện nay – vừa long trọng kỷ niệm 700 năm ngày thành lập với hàng loạt sự kiện công cộng đặc sắc diễn ra trong ngày thứ Bảy, trong đó nổi bật là các màn trình diễn nghệ thuật tôn vinh cội nguồn bản địa.

Kết nối ADN – thêm hy vọng mang các liệt sĩ chưa xác định danh tính trở về

Kết nối ADN – thêm hy vọng mang các liệt sĩ chưa xác định danh tính trở về

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Hòa bình lâu rồi, có những vết thương chiến tranh không còn chảy máu, nhưng vẫn đau, vì mãi chưa lành. Đau vì không biết thân xác người thân đang nằm đâu, trong nghĩa trang nào, dưới tấm bia chưa xác định được danh tính nào. Giữa nỗi đau còn dang dở, những cuộc tìm kiếm danh tính liệt sĩ tưởng chừng không thể đang dần trở thành hiện thực, nhờ xét nghiệm ADN. Và sự vào cuộc đầy trách nhiệm, nghĩa tình của lực lượng Công an nhân dân. Niềm vui, hạnh phúc đó đang được lan toả trên khắp cộng đồng mạng.

Xem thêm