Thứ Ba, 13/05/2025 23:57 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Sự hồi sinh của thành phố Mosul, Iraq

BT

(ANTV) - Mosul, thành phố lịch sử của Iraq, đã từng gắn với nỗi khiếp sợ mang tên Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi tổ chức này chiếm đóng Mosul vào năm 2014. Vào thời điểm đó, những cuộc tấn công rộng lớn đã phá hủy tới 80% các di sản văn hóa của thành phố này. Sau khi thoát khỏi lực lượng IS, UNESCO đã khởi động một sáng kiến đầy tham vọng để giúp Mosul đứng dậy từ đống tro tàn. Đến nay, dự án “Phục hồi tinh thần Mosul” đang viết nên câu chuyện về hy vọng và sự tái sinh những di sản từng biến mất.

Mosul, thủ phủ của tỉnh Nineveh, thành phố lớn thứ 2 của Iraq đã phải gánh chịu những cuộc tàn phá điên cuồng khi lực lượng quân đội nỗ lực giành lại quyền kiểm soát từ tay IS vào năm 2016, 2017.

Những cuộc giao tranh lúc đó đã biến những con phố hẹp của Mosul thành một đống hoang tàn, đổ nát.

Ông Rifail Al Hajran, thành phố Mosul, Iraq cho biết, khi chúng tôi trở về đây, chúng tôi không thể tưởng tượng được nó lại bị tàn phá dữ dội như vậy. Chúng tôi không nghĩ rằng có thể làm được gì với tình hình khi đó, không nghĩ rằng thành phố có thể hồi sinh. Nhưng với ý chí của người dân Mosul, sự đoàn kết, hỗ trợ quốc tế, công cuộc tái thiết đã bắt đầu.

Thành phố cổ Mosul là khu vực cuối cùng được giải phóng khỏi IS vào năm 2017.

Hôm nay, sau gần 8 năm, những khu chợ đông đúc trở lại, các nhà thờ Hồi giáo và các công trình được xây dựng lại.

Việc phục hồi tháp al Hadba, Nhà thờ Hồi giáo al Nouri và al Saa'a là một phần trong kế hoạch tái thiết di sản Mosul trị giá 100 triệu đô la do UNESCO đứng đầu.

Đây là quá trình phục hồi lớn nhất trong lịch sử Iraq và phải mất hơn 4 năm mới hoàn thành.

Ông Saad Mohammed, thành phố Mosul, Iraq cho biết, bạn thấy đấy, giờ đây, chúng tôi chứng kiến những vị khách du lịch ghé thăm Mosul. Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là an ninh đã được đảm bảo, được thiết lập lại tại Mosul.

Sự phục hồi và tái sinh của thành phố Mosul cũng đang được thể hiện qua một cuộc triển lãm ở Venice, Italia.

Triển lãm “Mosul, thời kỳ phục hưng kiến ​​trúc” diễn ra tại thư viện Marciana, Venice, từ ngày 10 – 25/5.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xuất nhập cảnh thuận tiện - Niềm tin từ cải cách

Xuất nhập cảnh thuận tiện - Niềm tin từ cải cách

Chính trị 13/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số toàn diện, yêu cầu đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm an ninh, trật tự, mà còn phải phục vụ nhân dân một cách hiệu quả, hiện đại và chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Xã hội 13/05/2025

(ANTV) - Tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, góp phần đảm bảo công lý cho nạn nhân và an toàn xã hội. Ở Bộ luật Hình sự hiện hành có 18 tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2025, Bộ Công an đã đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh. Đề xuất này được nhiều chuyên gia ủng hộ, đánh giá cao bởi phù hợp với xu hướng, đề cao nhân quyền.

Hamas hoàn tất phóng thích con tin người Mỹ

Hamas hoàn tất phóng thích con tin người Mỹ

Thế giới 13/05/2025

(ANTV) - Tối 12/5, với sự hỗ trợ của Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế, lực lượng Hamas đã hoàn tất việc trả tự do vô điều kiện cho con tin người Mỹ cuối cùng mà nhóm này bắt giữ trong cuộc tấn công vào miền Nam Israel ngày 7/10/2023.

Nga phản ứng trước lời đe dọa trừng phạt của EU

Nga phản ứng trước lời đe dọa trừng phạt của EU

Thế giới 13/05/2025

(ANTV) - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov rạng sáng 13/5 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố, Nga sẵn sàng tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột với Ukraine, tuy nhiên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự ép buộc nào dưới dạng “ngôn ngữ tối hậu thư”

  Quả bóng đặc biệt dành cho những cầu thủ khiếm thị ở Kenya

Quả bóng đặc biệt dành cho những cầu thủ khiếm thị ở Kenya

Thế giới 13/05/2025

(ANTV) - Các vận động viên điền kinh Kenya nằm trong số những vận động viên giỏi nhất thế giới, nhưng niềm đam mê của quốc gia này lại là bóng đá, một môn thể thao ngoài tầm với của nhiều người mù và khiếm thị. Tuy nhiên, một phát minh nhỏ thông minh đã giúp “hiện thực hóa” được ước mơ được chạm chân vào trái bóng và lăn nó trên sân của những người khiếm thị tại Kenya, giúp họ có thêm niềm vui, sự tự tin vào bản thân và cảm giác hòa nhập xã hội.

Cái tâm và trách nhiệm trong xây dựng công trình giao thông

Cái tâm và trách nhiệm trong xây dựng công trình giao thông

Xã hội 13/05/2025

(ANTV) - Vụ sụt lún nghiêm trọng tại đoạn đường dẫn lên cầu Hòa Bình, xã Hòa Nội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh vừa qua, chỉ ít ngày sau khi cây cầu này được khánh thành đã gây gián đoạn giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân cũng như hoạt động kinh tế trong khu vực. Vụ việc đặt ra những câu hỏi về công tác khảo sát, thiết kế và giám sát chất lượng thi công đối với các công trình giao thông, nhất là những dự án được đẩy nhanh tiến độ. Sự an toàn của người dân khi tham gia giao thông phải luôn được đặt lên hàng đầu.

Đê sông Hồng oằn mình gánh xe quá tải, giải pháp nào cho thực trạng này?

Đê sông Hồng oằn mình gánh xe quá tải, giải pháp nào cho thực trạng này?

Xã hội 13/05/2025

(ANTV) - Đê điều không chỉ là tuyến phòng hộ quan trọng bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân mỗi mùa mưa lũ, mà còn là một phần thiết yếu trong hệ thống giao thông nông thôn. Thế nhưng, tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội, tuyến đê sông Hồng đang ngày ngày phải oằn mình gánh hàng loạt xe tải, xe ben chở VLXD quá tải. Dù đã có quy định cấm xe quá tải lưu thông trên đê, tuy nhiên tình trạng những chiếc xe này ngang nhiên cày xới, phá nát mặt đê vẫn diễn ra công khai, kéo dài trong suốt thời gian qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân dọc tuyến.

Nghị quyết 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Chính trị 13/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng và thi hành pháp luật không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà đã trở thành một đòi hỏi mang tính chiến lược. Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Với việc quy định nhiều cơ chế đột phá, Nghị quyết thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ về cải cách, hoàn thiện thể chế, qua đó mở đường, khơi thông nguồn lực, đưa đất nước phát triển.

Xem thêm