Thứ Hai, 28/07/2025 02:28 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Trung Quốc: Khủng hoảng lương hưu vì già hóa dân số

Dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm sau 60 năm và lần đầu tiên sau hơn 70 năm, đất nước tỷ dân ghi nhận số trẻ ra đời dưới 10 triệu bé/năm. Tình trạng già hóa dân số tại Trung Quốc đang trở nên đáng báo động khi nước này chứng kiến tình trạng giới trẻ kết hôn muộn và ngại sinh con ngày càng trầm trọng. Việc già hóa dân số cũng khiến giới chức nước này phải đối mặt với một bài toán khó khi ngân sách dành cho lương hưu ngày càng giảm.

Bà Wang Fengqin, 70 tuổi, hiện đang làm việc tại một nông trại ở địa phương. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, bà đã phải nghỉ việc để đến bệnh viện điều trị cho căn bệnh tiểu đường của mình.

Bà Wang và chồng cho biết, họ dành phần lớn số tiền thu nhập trong tổng số lương hưu của mình, khoảng 5000 NDT để lo cho hai người con trai của mình, hiện đang sống và làm việc tại tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào trợ giúp của cha mẹ là lý do khiến cả hai người con trai của bà Wang đều quyết định không sinh thêm con thứ hai.

Bà Wang Fenggin, Người dân Trung Quốc nói: “Tôi vẫn đang phải giúp đỡ và hỗ trợ tài chính cho con trai của mình. Vì sao ư? Mọi người nói tôi may mắn khi có đến 2 người con trai, nhưng khi chúng không kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống thì làm cha mẹ, chúng tôi phải giúp chúng.”

Hắc Long Giang là một dấu hiệu cảnh báo cho quả bom nhân khẩu học mà Trung Quốc đang phải đối mặt, với dân số 1,4 tỷ người lần đầu tiên giảm sau 6 thập kỷ. Bước ngoặt lịch sử đang đặt ra những thách thức về tài chính và kinh tế cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Bà Wang Fenggin, Người dân Trung Quốc chia sẻ: “Không có tiền làm sao nuôi con được. Bạn phải chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Điều đó có nghĩa là việc sinh con thứ hai là cả một vấn đề. Việc nuôi dạy một đứa trẻ, từ việc ăn đến việc học sẽ phải tốn chi phí rất lớn.”

Trong khi đó, ông Wang Zhanling, 71 tuổi, hiện đang phải làm thêm với thời gian 10 tiếng một ngày, mặc dù đã về hưu. Với mức lương hưu khoảng 100 nhân dân tệ mỗi tháng, ông Wang cho biết mình buộc phải làm thêm những công việc lặt vặt khác để kiếm thêm thu nhập.

Vợ của ông Wang Fenggin, Người dân Trung Quốc nói: “Chúng tôi được cấp khoảng 3 mẫu đất cho mỗi người. Nếu có điều kiện, có thể canh tác trồng trọt tại đó. Nếu không, phải cho những người khác trong làng thuê và nhận lại được một chút tiền. Chính phủ đã trả cho chúng tôi khoảng 100 NDT mỗi tháng.”

Hắc Long Giang là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, khu vực mà trong nhiều thập kỷ qua nổi lên với tỷ lệ sinh thấp và tốc độ già hóa dân số cao. Cuộc cải cách của chính phủ đã thay đổi bộ mặt của nơi đây, vốn từng là trung tâm công nghiệp của Trung Quốc. Tình trạng phi công nghiệp hóa hàng loạt xảy ra khi các nhà máy chuyển hết về phía Nam, dẫn đến phần lớn người dân trong độ tuổi lao động cũng di chuyển theo.

Lực lượng lao động bị thu hẹp dẫn đến ngân sách đóng góp cho lương hưu của địa phương cũng giảm theo, trong khi số người già cần hỗ trợ lại tăng.

Ông Zhang Fengbin, Người dân Trung Quốc nói: “Trước đây Hắc Long Giang có rất nhiều nhà máy lớn, không nơi nào có thể sánh được. Bây giờ tất cả đều bị phá bỏ. Những nhân tài kỹ thuật đều đã đến các thành phố ở phía Nam để làm việc.”

Hiện nay, Hắc Long Giang có mức thâm hụt lương hưu lớn nhất trong tất cả 31 khu vực pháp lý cấp tỉnh, ở mức khoảng 2,4% GDP. Đây cũng là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và có thu nhập lương hưu trung bình nhỏ nhất. Chỉ có hơn 100.000 ca sinh mới vào năm 2021 so với khoảng 460.000 ca tử vong trong tỉnh.

Thu nhập bình quân đầu người tại Hắc Long Giang là khoảng 38,7 nghìn NDT mỗi năm, bằng một nửa so với các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải. Sự phụ thuộc của thế hệ trẻ vào lương hưu ở Hắc Long Giang cũng là điểm xấu đối với tài chính của chính quyền địa phương cũng như nỗ lực tăng tỷ lệ sinh.

Anh Ma Haiyang, Người dân Trung Quốc nói: “Có một xu hướng ở Đông Bắc Trung Quốc – một hành vi tồi tệ. Đó là cha mẹ trợ cấp cho con cái của họ. Nếu bây giờ tôi kết hôn và có 1 đứa con, có lẽ tôi phải dành 50% năng lượng cho đứa trẻ, nhưng bố mẹ tôi phải dành đến 80% năng lượng của họ. Vấn đề tiền bạc cũng tương tự như vậy.”

Các chuyên gia tại Viện Khoa học Trung Quốc do nhà nước điều hành và các nhà phân tích khác dự đoán với tốc độ già hóa dân số như hiện nay, quỹ hưu trí của nước này có thể sẽ hết tiền vào năm 2035.

Ông Stuart Gietel Basten, Giáo sư Khoa học xã hội và chính sách công, Hồng Kong, Trung Quốc nói: “Về phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực đó và đặc biệt là trong việc cải cách hệ thống lương hưu. Không chỉ bản chất của hệ thống lương hưu, mà cụ thể là tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu, mà tôi nghĩ theo tiêu chuẩn quốc tế vào lúc này là khá thấp. Điều đó có thể sẽ không được hưởng ứng và sẽ khó thực hiện một cách công bằng, bình đẳng nhưng tôi nghĩ đó là điều thực sự phải làm."

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc dự kiến số người trên 60 tuổi sẽ tăng lên hơn 400 triệu vào năm 2035, so với 267 triệu vào năm 2021. Với 11 tỉnh của Trung Quốc đang bị thâm hụt ngân sách lương hưu, các nhà phân tích cho rằng ngày càng nhiều người già chắc chắn sẽ bị đẩy trở lại lực lượng lao động, ngay cả khi chính phủ không chính thức kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

  Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Lừa đảo ‘đặt cọc xe điện’ trên mạng xã hội

Pháp luật 27/07/2025

(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Tăng trưởng GDP 8%: Cần giải pháp mạnh tay từ chính sách đến thị trường

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

TP.HCM hướng tới mô hình siêu đô thị quốc tế

Kinh tế 27/07/2025

(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng tránh sạt lở

Xã hội 27/07/2025

(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.

Xem thêm