(ANTV) - Tại Indonesia, có một khu rừng ngập mặn dành riêng cho phụ nữ, là nơi để những người phụ nữ sinh hoạt, trò chuyện và kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, khu rừng ngập mặn ấy đang có nguy cơ bị biến mất bởi ô nhiễm môi trường và sự phát triển của địa phương. Mất đa dạng sinh học đang làm thu hẹp diện tích rừng và khiến cho đời sống thực vật, động vật bị suy giảm. Những người phụ nữ làm việc trong rừng lo sợ rằng một phần quan trọng trong truyền thống và sinh kế của họ sẽ bị biến mất mãi mãi.
Nằm trên bờ biển phía Đông Nam của thành phố Jayapura là ngôi làng nổi Enggros. Chị Merauje và những người phụ nữ trong làng đang thực hiện truyền thống Tonotwiyat, có nghĩa là “làm việc trong rừng”. Trong sáu thế hệ, những người phụ nữ trong số 700 người Papua của ngôi làng này đã làm việc trong các khu rừng ngập mặn để thu thập trai, đánh bắt cá và kiếm củi.
Chị PETROLENA MERAUJE – Người dân làng Enggros, Indonesia cho biết: “Phong tục và văn hóa của người Papua, đặc biệt là những người ở làng Enggros, là phụ nữ được trao không gian và địa điểm riêng để sinh hoạt trong các buổi gặp mặt truyền thống. Và các bô lão trong bộ lạc đã cung cấp cho chúng tôi một khu rừng ngập mặn làm lãnh thổ riêng.”
Khu rừng ngập mặn này chỉ cách trung tâm thành phố Jayapura, thủ phủ của Papua 13km. Đây là nơi chỉ dành riêng cho phụ nữ, để phụ nữ trò chuyện, sinh hoạt và kiếm sống. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm, tốc độ phát triển đô thị hóa quá nhanh và việc mất đa dạng sinh học đã khiến diện tích đất rừng bị thu hẹp, trong khi đời sống thực vật và động vật cũng bị suy thoái. Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ khu rừng khỏi sự tàn phá, tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao.
Chị BERTA SANYI - Người dân làng Enggros, Indonesia chia sẻ: “Tôi rất buồn khi chứng kiến tình trạng hiện tại của khu rừng bởi vì đây là nơi chúng tôi sinh sống. Khu rừng là căn bếp của chúng tôi, là nơi chúng tôi có thể tìm kiếm thức ăn.”
Một buổi sáng sớm, chị Merauje và con gái 15 tuổi đi xuồng máy nhỏ vào rừng. Họ nhìn thấy rất nhiều rác thải nhựa và các chất thải khác mắc kẹt trong các rễ cây ngập mặn. Một số phụ nữ khác đứng ngập trong nước để tìm kiếm trai vỏ mềm, song những gì họ tìm thấy chỉ toàn là rác thải.
Bà PAULA HAMADI - Người dân làng Enggros, Indonesia chia sẻ: “Trước đây tôi tìm được rất nhiều trai. Nhưng giờ những gì tôi tìm được chỉ toàn là rác. Tôi đã đứng đây suốt nửa tiếng đồng hồ và chỉ nhặt được một vỏ trai.”
Dân số của Jayapura đã bùng nổ trong những thập kỷ gần đây và hiện có khoảng 400.000 người sống trong thành phố. Sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa khiến nhiều con đường được mở ra thay cho các khu rừng ngập mặn. Theo ước tính, diện tích hiện tại của các khu rừng ngập mặn ở Jayapura chỉ còn một nửa so với trước đây.
Vịnh Youtefa, nơi giao nhau của biển và năm con sông ở Papua chảy qua, cũng là nơi tập trung rác của các con sông khi chúng chảy qua Jayapura. Người ta nhìn thấy nhiều chai nhựa, tấm bạt và những mảnh gỗ mắc kẹt giữa các rễ cây ngập mặn. Một nghiên cứu năm 2020 phát hiện ra rằng nồng độ chì cao từ rác thải của hộ dân và doanh nghiệp đã được tìm thấy tại một số điểm xung quanh vịnh. Chì có thể gây ngộ độc cho con người và các sinh vật dưới nước, trong khi các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quần thể động vật thân mềm và cua đang bị suy giảm tại khu vực này.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo tồn khu rừng, bao gồm cả nỗ lực của chính cư dân làng Enggros. Chị Merauje và những người phụ nữ khác từ Enggros đang cố gắng bắt đầu với các vườn ươm cây ngập mặn và, nếu có thể, trồng cây ngập mặn mới trong khu vực rừng.
Chị PETROLENA MERAUJE – Người dân làng Enggros, Indonesia cho biết: “Chúng tôi gieo hạt giống cây ăn quả ngập mặn và trồng nó ở đây. Chúng tôi cũng trồng một số cây mới thay thế những cây đã chết và dọn rác xung quanh Vịnh Youtefa. Tôi và mọi người làm những điều này vì muốn bảo tồn khu rừng của chúng tôi.”
Ngoài những nỗ lực tái tạo rừng, cũng cần có sự đảm bảo rằng sẽ không có nhiều khu rừng bị san phẳng để phát triển trong tương lai. Hiện không có quy định khu vực nào về việc bảo vệ Vịnh Youtefa và đặc biệt là các khu rừng của phụ nữ, nhưng các nhà sinh thái học cho rằng điều đó sẽ giúp ngăn chặn nạn phá rừng trong tương lai.
(ANTV) - Liên quan đến đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại hình ảnh một nam shipper đang ngồi xếp hàng hóa trong kho bất ngờ bị người đàn ông lao tới hành hung, thu hút sự chú ý của dư luận. Lãnh đạo Công an phường Hưng Đạo, TP Hải Phòng cho biết đã nhận được đơn trình báo và đang xác minh điều tra.
(ANTV) - Chiều 1/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm, kiểm tra hoạt động của mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh; phường Tây Hồ và Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
(ANTV) - Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 TP Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên dương các điển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội.
(ANTV) - Mới đây Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường - Bộ Công an phối hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bắc Ninh bất ngờ kiểm tra một kho xưởng tại thôn Sơn, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện một đường dây sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả quy mô lớn, do Nguyễn Văn Tuấn cầm đầu.
(ANTV) - Ngay sau khi sáp nhập 2 địa phương vào TP.HCM, Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã đẩy mạnh chiến dịch kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Vận tải hành khách, dừng đỗ sai quy định là một trong những chuyên đề được Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đẩy mạnh trong tuần đầu của chiến dịch.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dưới 35 tuổi có thể vay mua nhà ở xã hội với mức lãi suất chỉ 5,9% thay vì 6,1% như trước đó. Mức lãi suất này được áp dụng trong 5 năm đầu vay vốn.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Đối với các cơ sở kinh doanh, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
(ANTV) - Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, TPHCM đang tập trung đa dạng hóa đối tác thương mại, đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường mới. Xáo trộn thương mại toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của TPHCM. Dù vậy, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng 8,5% đã đề ra, chủ động xây dựng các kế hoạch ứng phó và hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - Để đáp ứng yêu cầu khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Công an các xã, phường trên địa bàn TP.HCM đã khẩn trương triển khai các mặt công tác, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn góp phần vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.
(ANTV) - Là phường trung tâm của tỉnh Lâm Đồng mới, Công an phường Xuân Hương – Đà Lạt đã bước vào ngày làm việc đầu tiên với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quản lý về an ninh trật tự trên địa bàn rộng lớn sau khi sáp nhập từ các phường 1, 2, 3, 4 và 10 TP Đà Lạt cũ.