
Phóng viên: Thưa ông Trần Hữu Minh! Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta giành lại vỉa hè cho người đi bộ, tuy nhiên có thể thấy là trong thời gian qua không chỉ ở Hà Nội mà ở cả thành phố Hồ Chí Minh các cấp chính quyền vẫn thể hiện sự quyết tâm trong việc ra quân xử lý các vi phạm trật tự đô thị lấn chiếm vỉa hè lòng đường, xong liệu rằng những biện pháp xử lý mạnh như thế liệu có phát huy được hiệu quả tích cực hay sẽ dẫn đến tình trạng xử lý cứng nhắc nóng vội và sợ quy trách nhiệm ở một số địa phương?
Ông Trần Hữu Minh: Tôi cho rằng những giải pháp vừa căn cơ vừa mạnh là hết sức cần thiết để chúng ta có thể lập lại trật tự đô thị giành lại không gian đi bộ vỉa hè cho người dân và sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Tuy nhiên, ở đây có một nội dung mà tôi muốn nhấn mạnh cái mục đích cuối cùng của những giải pháp này phải hướng tới việc giúp con người di chuyển một cách thuận tiện hơn; ở đây chúng ta thấy có rất nhiều giải pháp trong thời gian gần đây là hướng tới việc phục vụ, giúp đỡ phương tiện cơ giới cá nhân di chuyển một cách thuận tiện hơn. Điều này nghe ban đầu có vẻ hợp lý nhưng thực tế nếu chúng ta tạo ra môi trường thuận tiện cho phương tiện đi lại, đặc biệt là phương tiện vận tải cá nhân thì mô hình chung chúng ta lại tạo môi trường cho phương tiện vận tải cá nhân phát triển, do vậy phương tiện vận tải công cộng sẽ gặp bất lợi. Chính bởi vậy, khi chúng ta giành lại không gian cho người đi bộ thì chúng ta cần thiết kế lại không gian vỉa hè đồng bộ với các kết nối chức năng của đô thị cũng như các hệ thống vận tải công cộng, trong đó đảm bảo ưu tiên cho vỉa hè là ưu tiên số 1. Sau đó khi đáp ứng được nhu cầu của người đi bộ và sử dụng phương tiện vận tải công cộng rồi thì chúng ta mới tính đến việc đáp ứng các nhu cầu khác. Ở đây tôi cho rằng việc quy hoạch không gian và định hướng kết cấu hạ tầng để làm sao chúng ta có quy phạm nhất là rất quan trọng bởi nếu để trong một môi trường có nhiều vi phạm thì hiệu lực xử lý sẽ rất thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế một vạch rõ nét trên vỉa hè giành cho người đi bộ như lát gạch mầu hoặc kẻ vẽ ô để cho các ki ốt bán hàng kinh doanh trên vỉa hè một cách rất rõ ràng, chủ kinh doanh không thể vượt quá giới hạn như vậy được hoặc có thể xén những vỉa hè đang rất rộng giành cho việc đỗ xe thay vì đỗ xe trên vỉa hè như vậy chúng ta có thể hợp lý hóa các nguồn lực đáp ứng được trong khi tất cả các hoạt động diễn ra một cách quy củ.
Phóng viên: Buôn bán hàng rong trên vỉa hè là nhu cầu thực tế của nhiều người có thu nhập thấp, liệu dẹp vỉa hè dành lối đi an toàn cho người đi bộ có thực sự là một giải pháp đảm bảo an toàn cho người đi bộ, hạn chế va chạm giao thông trên đường không, thưa ông ?
Ông Trần Hữu Minh: Trên thế giới có một nguyên tắc mà tất cả các nước đều đồng ý và tuân thủ đó là vỉa hè là dành cho các phương tiện giao thông phi cơ giới có nghĩa là đi bộ hoặc được phép đi xe đạp. Việc bán hàng rong, kinh doanh trên vỉa hè có thể được nhưng phải đảm bảo quy củ và quan trọng nhất là không ảnh hưởng tới dòng người đi bộ trên vỉa hè. Tại Việt Nam hiện nay đang có khá nhiều xung đột giữa dòng người đi bộ và hoạt động kinh doanh, đỗ xe trên vỉa hè.
Phóng viên: Thực tế cho thấy việc lấn chiếm vỉa hè còn do các nhà có mặt tiền ở các phố sử dụng mặt tiền làm nơi buôn bán và không giải quyết được vấn đề xe cộ của khách hàng. Vậy ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Trần Hữu Minh: tôi cho rằng cấm không phải là mục tiêu mà chúng ta tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán một cách quy củ hơn và thực tế trên thế giới người ta làm được thì tôi tin chúng ta cũng có thể làm được. Những nội dung kinh doanh hay đỗ xe đều là những nội dung cần phải tính đến nhưng nội dung nào quan trọng nhất cần phải ưu tiên một cách rõ ràng, cụ thể, sau chủ trương về ưu tiên phải có những giải pháp cụ thể để triển khai. Tôi lấy ví dụ trong không gian đô thị hiện nay, trình tự ưu tiên sẽ là không gian đi bộ, đường phố rồi đến chỗ đỗ xe. Khi chúng ta thống nhất chủ trương, chúng ta sẽ có những lựa chọn phù hợp.
Phóng viên: Khi mà ở nhiều nước không nói đâu xa như ở Thái Lan, vỉa hè không hoàn toàn giành cho người đi bộ, một số nơi người ta vẫn giành để buôn bán ăn uống phục vụ khách tham quan du lịch và một số ý kiến cho rằng kinh tế vỉa hè đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt đối với những địa bàn có đông khách du lịch đến. Theo ông làm thế nào để có sự phong phú đa dạng sinh động của hoạt động kinh tế mà vẫn giữ được trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ theo quy định của pháp luật?
Ông Trần Hữu Minh: Tôi rất đồng ý với việc chúng ta phải cân nhắc các nhu cầu và trong bối cảnh các nguồn lực về không gian, về cơ sở hạ tầng như vậy chúng ta cần phải khai thác một cách tối ưu nhất để làm sao lựa chọn được phương án hài hòa, đáp ứng được các mục tiêu, đem lại lợi ích tổng thể cho cộng đồng, cho xã hội một cách tốt nhất. Chúng ta không cấm các hoạt động đó, mà chúng ta tổ chức lại cho nó thật quy củ ngăn nắp đem lại hiệu quả tốt hơn. Tôi cho rằng các chủ nhà hàng, người dân tái lấn chiếm lại không gian một phần là do không gian quá nhỏ hẹp trong khi nhu cầu vẫn đang tồn tại thì chúng ta cần phải bố trí lại cho hợp lý.
Phóng viên: Phải chăng là chúng ta đang thiếu sự quy hoạch một cách tổng thể chứ không phải thiếu quyết liệt trong công tác?
Ông Trần Hữu Minh: Tôi cho rằng cả ba nhu cầu di chuyển của phương tiện, đỗ xe, buôn bán cần phải tính toán lại trong phương án của chúng ta. Hiện nay tỷ lệ giành cho lòng đường, mặt đường chiếm 96% trong khi diện tích giao thông tĩnh giành cho đỗ xe chiếm 4%, đây là một tỷ lệ rất bất hợp lý bởi vì phương tiện không phải lúc nào cũng đi trên đường mà người ta còn phải dừng đỗ, do vậy tôi cho rằng nếu chúng ta điều chỉnh lòng đường còn 80% và 20% cho đỗ xe thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều. Bởi vậy khi mà quy hoạch bất hợp lý thì những giải pháp của chúng ta sau này sẽ chỉ còn là những giải pháp tình huống. Với không gian hiện nay chúng ta phải quy hoạch lại tỷ lệ thiết kế giữa đường phố - đỗ xe – vỉa hè. Nếu tạm gọi tổng không gian này là 100% thì hiện nay lòng đường chiếm tới 85%, vỉa hè 10%, đỗ xe 5% chính vì sự bất hợp lý như vậy nên khi xe muốn dừng không có chỗ, muốn vào cửa hàng cũng không có chỗ đỗ xe, các khu vực muốn lập kinh doanh buôn bán cũng không đủ không gian. Thế nhưng nếu chúng ta quy hoạch lại lòng đường chỉ 70% thôi còn lại đỗ xe là 15% và vỉa hè là 15% thì tôi tin chắc chắn việc đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội tốt hơn rất nhiều.
Phóng viên: Là một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông theo ông cần có những giải pháp như thế nào để vỉa hè được trả lại đúng công năng vốn có và hơn hết là không để tình trạng lấn chiếm vỉa hè lặp đi lặp lại nhiều lần như hiện nay?
Ông Trần Hữu Minh: Ngay từ thế kỷ thứ IV khi mà vỉa hè ra đời, công năng là phục vụ cho vận tải phi cơ giới có nghĩa là người đi bộ và đến nay chức năng này không thay đổi. Tại Việt Nam, vỉa hè chưa đáp ứng được công năng này. Về giải pháp tôi cho rằng để tránh tình trạng lấn chiếm vỉa hè lặp đi lại hiện nay, có một số giải pháp chúng ta có thể thực hiện:
1. Cần xác định rõ ràng hệ thống giao thông hiện đại thì vỉa hè là yếu tố thuộc loại quan trọng nhất bởi vậy phải là ưu tiên số 1. Một đô thị hiện đại không thể thiếu vận tải công cộng, các tuyến đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, xe buýt bình thường và hệ thống đó không thể vận hành hiệu quả nếu ta không có hệ thống vỉa hè tốt và không gian đi bộ tốt. Vì vậy vỉa hè cần liên thông, liên tục, sạch sẽ, an toàn, có chiếu sáng và cây xanh, kết nối trơn tru với các vạch qua đường bằng kết cấu thềm dốc, hạ hè, có chu kỳ đèn cho người đi bộ, kết nối tốt với các điểm dừng đỗ vận tải công cộng. Chỉ khi chúng ta làm được điều này chúng ta mới trả lời được câu hỏi: khi thành phố hạn chế phương tiện cá nhân người dân đi bằng gì?
2. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa đường phố, vỉa hè và bãi đỗ xe
3. Phân bổ không gian đỗ xe hiện nay để hạn chế xung đột. Hiện nay xe đỗ sát tường nhà và người đi bộ đi ra phía ngoài tạo ra sự xung đột, tôi cho rằng nên để xe đỗ phía ngoài và người đi bộ đi phía trong thì hợp lý hơn
4. Vỉa hè là phi cơ giới và xe đạp; có nghĩa là vỉa hè rộng 7m có thể cắt giảm xuống 4m, 3m nhưng đã trên vỉa hè là phi cơ giới
5. Có cơ chế khai thác vận hành không gian một cách hợp lý
6. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan có liên quan.
Phóng viên: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông Trần Hữu Minh – Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
(Nhóm PV thực hiện)
(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.
(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.
(ANTV) - Quy trình đăng ký xe tại Công an xã Hà Hồi không chỉ được triển khai bài bản mà còn được thiết kế với mục tiêu rõ ràng: rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu thủ tục rườm rà và đặt trải nghiệm của người dân làm trung tâm.
(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 01/03/2025, Bộ Công an chính thức tiếp quản công tác quản lý nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự thay đổi này đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác đấu tranh với tệ nạn ma túy.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Quảng cáo trực tuyến và livestream bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng.