Chủ Nhật, 27/04/2025 05:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Cấp bách bảo vệ an toàn đê điều

(ANTV) - Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân, bảo vệ thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được.

Có thể nói, đê là những bức thành trì vững chắc bảo vệ xóm làng, bảo vệ nhân dân. Nhưng cơn bão số 3 vừa qua đã mang đến trận lũ lịch sử, làm lung lay những bức thành trì ấy.

Nước ào ạt dồn về các hồ chứa, dồn về các đập thuỷ điện. Nước băng băng đổ về hạ lưu, cuốn phăng tất cả những gì cản đường nó. Nước tàn phá chân đê, nuốt chửng hoa màu, cây cối, đục khoét phù sa, thọc sâu rồi đánh sập những đoạn đê xung yếu.

Đê vỡ, nước ùa vào tàn phá xóm làng, tàn phá nhà cửa, rồi cuốn tất cả ra sông. Lũ rút, cảnh vật tang thương, hàng loạt các tuyến đê dọc theo các sông lớn bị tàn phá, huỷ hoại nghiêm trọng.

Đê sông Lô đoạn chảy qua địa phận xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nước đánh sập và cuốn phăng hàng chục mét. Nước tràn vào xóm làng, tàn phá hoa màu, gây ngập lụt nghiêm trọng.

Đê sông Lô địa phận xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nước lũ ào ạt đổ về đã khoét sâu, làm sạt lở cả trăm mét đê xung yếu.

May thay, trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc ấy, chính quyền và nhân dân xã đã dồn mọi nguồn lực cứu đê. Nếu không, những xóm làng trù phú này đâu còn đẹp tươi như thế này.

Xuôi xuống Hạ Lưu sông Lô, đoạn đê thuộc địa phận xã Bạch Lưu, tỉnh Vĩnh Phúc cũng sạt lở nghiêm trọng. Nước lũ đã cuốn bay hàng chục mét chân đê. Những bụi tre già cũng bị cuốn đi trong dòng nước dữ.

Nhà cửa và tài sản của nhân dân trực chờ đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp để tập trung lực lượng bảo vệ an toàn đê.

Chúng ta đang phải gánh chịu những tổn thất to lớn do thiên tai mạng lại. Thật không giám tưởng tượng, nếu hàng loạt những tuyến đê bị vỡ trong trận lũ vừa rồi, thì hậu quả sẽ khủng khiếp đến nhường nào. Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho cả hệ thống chính trị là bằng mọi giá phải đảm bảo an toàn tuyết đối cho mạng lưới đê điều.

Để bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trước thiên tai, bão lũ, chúng ta đã có hẳn 2 Đạo luật, đó là Luật bảo vệ đê điều và Luật phòng, chống thiên tai.

Tại Điều 5, Luật Đê điều 2006, sửa đổi ,bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Tại Điều 4, Luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nhấn mạnh: Nghiêm cấm Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều; sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều; Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác.

Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ đê điều sẽ bị xử lý theo Nghị định 03/2022 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Nếu các hành vi vi phạm cấu thành tội phạm, thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ Luật hình sự, 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, các hành vi vi phạm về an toàn đê điều vẫn diễn ra công khai, thường xuyên mà không bị xử lý.

Như ở khu vực Cảng Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mặc dù, từ trước khi cơn bão Yagi đổ bộ, trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên các tuyến sông Hồng, sông Đà, UBND tỉnh Phú Thọ đã đình chỉ khai thác đối với 35 mỏ cát trên các tuyến sông này.

Vậy nhưng, đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận vào lúc 6h45p sáng ngày 24/9/2024, tại khu vực Cảng Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các tàu hút công khai hút cát lòng sông lên các tàu hàng để chở đi. Rõ ràng, đây là hành vi “ăn cắp” tài nguyên trắng trợn của tổ chức, cá nhân nào đó, nhưng lại không bị xử lý một các triệt để.

Hay như trạm trộn bê tông ở ngay chân cầu Văn Lang, thành phố Việt Trì này. Hàng chục năm tồn tại trên đất công, không phải đóng bất kỳ một khoản tiền thuê đất nào, nhưng trạm trộn này vẫn hiên ngang hoạt động, chình ình ngay chân cầu, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều, đe doạ hành lang thoát lũ.

Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lớn đến các công trình thuỷ lợi, đê điều. Để ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, quan trọng nhất hiện nay là khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, ngập úng, lũ lụt bằng giải pháp công trình và phi công trình. Cục thể là xây dựng các công trình nâng cấp đê điều, thuỷ lợi, từ đó cải thiện năng lực thoát lũ.

Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử vừa qua, các cấp, các ngành, các địa phương cần nhanh chóng khắc phục các mặt còn yếu kém, khuyết điểm, đặc biệt là tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trước các hiểm hoạ của thiên tai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Cấm ô tô trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Cấm ô tô trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Xã hội 27/04/2025

(ANTV) - Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã có phương án tổ chức giao thông trên đèo Bảo Lộc theo hướng thực hiện cấm xe ô tô tải có trọng tài toàn bộ trên 20 tấn vận chuyển khoáng sản, vật liệu xây dựng, đất, đá… lưu thông theo các khung giờ qui định.

NATO kêu gọi các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

NATO kêu gọi các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

Thế giới 27/04/2025

(ANTV) - Trong 2 ngày 24, 25/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng; đồng thời kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Chương trình an sinh xã hội tại Cần Thơ

Chương trình an sinh xã hội tại Cần Thơ

Xã hội 27/04/2025

(ANTV) - Ngày 25/4, tại thành phố Cần Thơ, Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Công an TP. Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức chương trình an sinh xã hội, tổ chức khám bệnh miễn phí và trao tặng 1.000 phần quà cho đồng bào dân tộc Khmer, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng 200 phần quà cho gia đình chính sách, cán bộ cựu chiến binh, cựu Công an và cán bộ chiến sĩ có hoàn cảnh đặc biệt đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.

Bình Dương: Hoàn thành thu nhận mẫu ADN cho thân nhân các liệt sĩ

Bình Dương: Hoàn thành thu nhận mẫu ADN cho thân nhân các liệt sĩ

Xã hội 27/04/2025

(ANTV) - Nhằm tri ân và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước , Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an triển khai và hoàn thành thu nhận mẫu ADN cho các Mẹ Việt Nam anh Hùng, Liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đối với những hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.

Loạt tiêm kích, trực thăng hợp luyện trên bầu trời TP.HCM

Loạt tiêm kích, trực thăng hợp luyện trên bầu trời TP.HCM

Xã hội 27/04/2025

(ANTV) - Trong những ngày này , cường độ tập luyện biểu diễn của lực lượng Không quân, và các khối diễu binh, diễu hành ngày càng dày đặc. Liên tục được chiêm ngưỡng hàng loạt tiêm kích, trực thăng hợp luyện trên bầu trời TP.HCM khiến cho người dân phấn khích, thích thú.

Viết nên những trang sử hào hùng giữa bầu trời Tổ quốc

Viết nên những trang sử hào hùng giữa bầu trời Tổ quốc

Xã hội 26/04/2025

(ANTV) - Trong suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng giữa bầu trời Tổ quốc. Họ là những người lính lấy trời xanh làm trận địa, lấy ý chí làm vũ khí. Tại Bảo tàng Không quân phía Nam, những cánh chim sắt lặng im dưới nắng, chào đón những du khách đến với một chuyến bay không cần động cơ - chuyến bay của ký ức, lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc.

Trên thao trường luyện tập diễu binh của khối CAND

Trên thao trường luyện tập diễu binh của khối CAND

Xã hội 26/04/2025

(ANTV) - Những ngày này không khí khẩn trương luyện tập hợp luyện đang trở nên rất “nóng” tại Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành A50 (Long Thành, Đồng Nai). Nóng, không chỉ bởi nhiệt độ khắc nghiệt mùa khô lên tới gần 50 độ C đổ xuống thao trường, mà còn nóng bởi những “sải bước quân hành” dài từ 12 đến 14 nghìn mét của gần 3.000 chiến sỹ, huấn luyện viên quên đi mệt mỏi , hăng say luyện tập.

Xem thêm