(ANTV) - Trong giờ phút đau thương của cả dân tộc khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, những người từng có may mắn được gặp, tiếp xúc đều nhớ về những khoảnh khắc quý giá với Tổng Bí thư, một nhân cách lớn nhưng rất đỗi bình dị, khiêm nhường.
“Đến cổng trường, Tổng Bí thư xuống xe, tôi vội bước ra đón. Khi ấy, sức khỏe của Tổng Bí thư không được tốt. Tôi liền nắm lấy bàn tay ông, cùng ông bước đi. Chợt, Tổng Bí thư nghiêng đầu, khẽ giọng nói với tôi: “Em với thầy cùng dắt tay nhau đi”. Đó là kỷ niệm không bao giờ tôi quên trong cuộc đời”, ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) kể lại.
Bồi hồi nhắc lại chuyện cũ, ông Lê Trung Kiên cho biết, những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn trong trái tim ông, đặc biệt là trong dịp nhà trường tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (14/11/2020).
“Tôi được gặp mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để mời ông về tham dự buổi lễ. Thật không ngờ, ông dành cho tôi khá nhiều thời gian dù rất bận công việc. Điều lạ lùng là trong suốt cuộc trò chuyện, Tổng Bí thư gọi tôi bằng thầy, còn ông xưng em, giống như một người học trò. Ngoài những câu chuyện về trường, Tổng Bí thư còn hỏi tôi xem trường có mời các thầy cô giáo và học sinh cũ không? Khi tôi nói có mời, nét mặt ông rất vui và hạnh phúc. Sự tế nhị, khiêm nhường của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước thật hiếm có”, ông Lê Trung Kiên xúc động nói.
Năm đó, Tổng Bí thư đã về trường dự lễ kỷ niệm với tư cách một học sinh cũ. Trong trí nhớ của các cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều, ông xuất hiện với hình ảnh thật giản dị, phong cách gần gũi, không hề nhìn thấy sự quan cách của một vị lãnh đạo cấp cao. Cách xưng em gọi thầy của ông với thầy giáo chủ nhiệm cũ cũng khiến nhiều người từ ngỡ ngàng đến cảm phục. Trong câu chuyện, từng lời nói, nụ cười của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn toát lên lòng biết ơn và trân trọng những thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ, giáo dục, góp phần hình thành nên nhân cách của ông cùng những tình cảm thân thiết với ngôi trường mang tên danh nhân Nguyễn Gia Thiều.
Trong căn phòng truyền thống của Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều, những hình ảnh về hoạt động của cậu học trò - anh thanh niên - nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng được nhà trường trưng bày trang trọng. Trong số đó là bức ảnh Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn 9B, 10B Nguyễn Phú Trọng với nụ cười hiền từ; bức ảnh chụp học trò Nguyễn Phú Trọng với những người bạn thân thiết: Ngô Bá Dục, Hoàng Văn Tài; bức ảnh chụp đồng chí Nguyễn Phú Trọng với các bạn đồng khóa và còn có cả những bức ảnh Tổng Bí thư về thăm trường, trao quà tặng học sinh Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học...
Lục lại cuốn đăng bộ của nhà trường đã ố vàng, ông Lê Trung Kiên nghẹn ngào đọc những lời nhận xét của giáo viên về học trò Nguyễn Phú Trọng trước khi ra trường: “Được xếp loại A2. Giỏi. Học giỏi đều các môn; có tinh thần tranh thủ học tập; nhiệt tình trong lao động; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; có nhiều đóng góp xây dựng tập thể tốt; tư cách tốt, thái độ với thầy và bạn tốt. Đáng khen”.
“Những câu chuyện về thời niên thiếu đầy khó khăn, vất vả cùng những thành tích học tập xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn được nhà trường kể lại trong những buổi sinh hoạt chuyên đề, lấy đó làm động lực để thầy và trò cùng phấn đấu. Có thể nói, Tổng Bí thư chính là điểm tựa tinh thần của nhà trường chúng tôi”, ông Lê Trung Kiên chia sẻ.
Câu chuyện về cậu học trò Nguyễn Phú Trọng hiền lành, thông minh, chịu khó còn được thầy giáo Vũ Ngọc Huỳnh kể lại say sưa. “Ngày ấy, tôi dạy môn Toán lớp 6 có học trò Trọng cùng với một số em nữa từ Đông Anh sang học. Các em ấy đều có hoàn cảnh gia đình nghèo lắm, phải mang gạo sang, ở nhờ nhà dân, nhà thầy giáo, rồi còn phải ra sông Hồng vớt củi về tự nấu cơm ăn, thế mà em nào cũng học giỏi, ngoan ngoãn, có ý chí phấn đấu. Trong bài thơ của mình, em Ngô Bá Dục đã viết thế này: Nhớ chiều ăn trộm ổi xanh/Thay cơm bữa tối, học hành vẫn chăm/Sông Hồng nước lũ băng băng/Bơi ra vớt củi, kiếm dần cái đun”...
Có 6 năm học phổ thông tại ngôi trường mang tên Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn có tên trong các cuộc thi học sinh giỏi của thành phố, đặc biệt là môn Văn. Khi đang học lớp 10, ông đã làm cho các bạn ngạc nhiên với bài thuyết trình dài trong các buổi ngoại khóa về một đề tài xã hội mà ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” ít ai quan tâm. Đó là: Thân phận của người nông dân trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng, thân phận của người phụ nữ trong thơ của Tố Hữu. Có lẽ, ngày từ thuở ấy, ông đã thấm cái đau của nỗi đau con người, đã khắc khoải với tốt - xấu, mất - còn.
“Làm gì đây cho đời thêm ý nghĩa
Năm cuối cùng của đời học phổ thông
Hay cứ để cuộc đời trôi lặng lẽ
Theo thời gian tẻ ngắt, lạnh lùng?”
Bài thơ “Năm cuối cùng của đời học phổ thông” ông viết vào tháng 9/1962 nhân đầu năm học mới 1962-1963 đã được kết bằng 4 câu thơ như thế!
Trải qua nhiều bậc học cao hơn, giữ trọng trách tại nhiều vị trí quan trọng của Thủ đô, Quốc hội, Đảng, Nhà nước, cậu học trò Nguyễn Phú Trọng đã trở thành một vị lãnh đạo có nhân cách lớn, sẵn sàng đương đầu với những thách thức, gánh vác trọng trách, giữ gìn sự trong sáng của Đảng, sự trường tồn của chế độ, đất nước.
Với 80 năm tuổi đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng; suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
''Nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết một câu: Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim. Sâu sắc lắm! Còn nhà thơ Tố Hữu thì đã có rất nhiều bài viết về Bác Hồ mà tôi rất thích cái câu: Mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tất cả vì sự nghiệp chung, đấy mới là người cộng sản chân chính'', Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói.
Trái tim của người cộng sản chân chính Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, nhưng tinh thần của ông, nhân cách của ông còn sống mãi!.
(ANTV) - TP.HCM đang bước vào giai đoạn thi đua cao điểm 100 ngày với khẩu hiệu “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, hướng đến xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong đợt thi đua này, các phường, xã tại TP.HCM đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể góp phần đưa bộ máy hành chính vận hành đồng bộ, thông suốt và gần dân hơn.
(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng vừa bắt tạm giam Nguyễn Khắc Hùng, Giám đốc và Nguyễn Phi Châu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nam Ban Silk để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(ANTV) - Liên quan đường dây ma túy hoạt động tinh vi tại 3 quán bar mà công an TP.HCM vừa triệt phá, bước đầu, cơ quan CSĐT Công an TPHCM xác định: các đối tượng là chủ cơ sở đã làm ngơ để khách sử dụng ma túy tại quán, ngoài ra còn “bảo kê” cho hoạt động mua bán trái phép chất ma túy.
(ANTV) - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội cho biết, vừa xử phạt hành chính 1 người đàn ông sn 1983, trú xã An Khánh, tp Hà Nội về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.”
(ANTV) - Hôm nay kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Ngày này hằng năm là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
(ANTV) - Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Cụm thi đua số 6 - Công an TP.HCM phối hợp phường Đông Hưng Thuận, Câu lạc bộ tình nguyện Vì an ninh và bình yên thành phố tổ chức chương trình "Hành trình niềm tin", giao lưu - tọa đàm cùng nhân vật lịch sử tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2. Khách mời đặc biệt của chương trình là nữ biệt động - Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi.
(ANTV) - Giữa cuộc sống yên bình hôm nay, đôi khi chúng ta quên rằng có những con người vẫn đang âm thầm giữ gìn sự bình yên ấy mỗi ngày. Họ là những chiến sĩ công an với lý tưởng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy để bảo vệ cộng đồng. Sự hy sinh thầm lặng của họ không chỉ xứng đáng được tri ân, mà còn là bài học lớn về lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và tình yêu đất nước. Với người trẻ, đó là niềm tự hào và cũng là lời nhắc nhở để chúng ta sống có lý tưởng, biết sẻ chia và góp phần dựng xây một xã hội tốt đẹp hơn.
(ANTV) - Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) khu vực Tây và Trung Phi, cho biết Nigeria đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đói nghèo chưa từng có khi gần 31 triệu người cần viện trợ lương thực khẩn cấp.
(ANTV) - Khoảng 300 công nhân, người đi bộ đường dài và khách du lịch đã bị mắc kẹt do lở đất ở tỉnh miền núi Shizuoka, miền Trung Nhật Bản.
(ANTV) - Ngay sau khi nhận được thông tin phối hợp truy bắt đối tượng bỏ trốn, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Trị đã chủ trì triển khai nhanh lực lượng cùng phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành bắt giữ đối tượng Trần Hải Quỳnh tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, thu giữ 02 súng quân dụng và nhiều tang vật liên quan