Thứ Sáu, 25/04/2025 19:07 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nhiều điểm nghẽn trong hoạt động khoa học công nghệ

(ANTV) - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực chính để thúc đẩy phát triển KT-XH, đưa đất nước bứt phá trong kỷ nguyên mới. Thực tế, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KH-CN, chủ động, tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách cần tháo gỡ để KH-CN và đổi mới sáng tạo thật sự là đột phá chiến lược, động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

50% thời gian dành cho các thủ tục hành chính. Thậm chí, chứng từ thanh toán còn dày hơn cả công trình nghiên cứu. Hay chưa có hướng dẫn về quản lý rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Đây là nghịch lý tồn tại trong thời gian dài kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ.

Hiện có 3 rào cản chính trong cơ chế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đó là cơ chế xét duyệt đề tài, cơ chế triển khai nghiên cứu và cơ chế về thủ tục tài chính. Trong đó, “điểm nghẽn của điểm nghẽn” chính là cơ chế tài chính phức tạp.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đang chịu sự chi phối của nhiều luật, như: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Trong đó còn nhiều quy định cứng nhắc, khiến quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học bị "trói buộc", làm suy giảm đáng kể tính linh hoạt và sáng tạo.

Để tháo gỡ những điểm nghẽn, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57, trong đó nhấn mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia.

Cùng với đó là những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.

Để cụ thể hóa Nghị quyết 57, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp làm Trưởng ban.

Điều này thể hiện quyết tâm cao nhất của Đảng, Nhà nước ta trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển số.

Nghị quyết 57 không chỉ là một văn bản định hướng mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Để từng bước hiện thực hóa chủ trương được nêu trong Nghị quyết 57, ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Các Nghị quyết mới ban hành được các chuyên gia ví như "ngọn đuốc soi đường", định hướng đưa khoa học, công nghệ về đúng vị thế, tạo động lực bứt phá mạnh mẽ.

Nghị quyết của Quốc hội đã "cởi trói" một số nội dung về chi tiêu cho khoa học và công nghệ.

Một trong những chính sách mấu chốt được thí điểm, đó là áp dụng khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thay vì đấu thầu như trước đây.

Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua cơ chế cho phép toàn bộ các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học thuộc sở hữu, được phép thương mại hóa ngay kết quả nghiên cứu mà không cần lập kế hoạch xin cấp trên. Từ đó, rút ngắn thời gian đưa công nghệ vào ứng dụng thực tế.

Một chính sách khác được thí điểm kỳ vọng sẽ tạo ra những kết quả nghiên cứu xuất sắc, đó là chính sách "Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ".

Trước đây, do không có cơ chế này, nhiều nhà khoa học luôn chọn nội dung nghiên cứu ít rủi ro. Bởi nếu đăng ký đề tài mà không hoàn thành thì sẽ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó Nghị quyết cũng trao quyền tự chủ cho các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc sử dụng kinh phí khoán; được quyết định việc thuê chuyên gia trong và ngoài nước theo mức kinh phí thỏa thuận.

Đây là điều trước đây các tổ chức khoa học dù muốn cũng không thể thực hiện do vướng nhiều quy định.

Con đường lớn từ Nghị quyết 57 và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã rộng mở.

Khi được triển khai hiệu quả, nghị quyết này sẽ không chỉ nâng tầm vị thế khoa học Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Đây cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Pháp luật 25/04/2025

(ANTV) - Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 25/4 cho biết, đang điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất lớn, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, các đối tượng trong đường dây này đã nhắm vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh.

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Công an tỉnh Quảng Bình tìm người làm chứng vụ TNGT

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến vụ TNGT xảy ra vào sáng ngày 12/4 tại ngã ba đường Trần Quang Khải và đường Võ Khắc Triển, thuộc địa phận phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai

Xã hội 25/04/2025

(ANTV) - Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai". Sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai dân tộc và kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công ở Kashmir

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pahalgam, khu vực Jammu và Kashmir. Vụ xả súng vào khách du lịch hôm qua là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm qua nhằm vào dân thường tại khu vực bất ổn mà cả Ấn Độ - Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Ấn Độ và Pakistan sau đó đã cùng đưa ra một loạt các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó có cả hạ cấp quan hệ và trục xuất các cố vấn quân sự.

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lớn lính cứu hỏa phòng ngừa cháy rừng

Thế giới 25/04/2025

(ANTV) - Giống như các nước Nam Âu khác, Hy Lạp thường hứng chịu các vụ cháy rừng vào mùa Hè. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Trước những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong năm nay, chính quyền Hy Lạp cho biết sẽ triển khai quân số kỷ lục lên tới 18.000 nhân viên cứu hỏa để sẵn sàng ứng phó trước các vụ cháy rừng.

Xem thêm